0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thổ nhương

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ VÀ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GÀ NUÔI TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 29 -29 )

Trên địa bàn có 5 loại đất chính.

* Đất vàng nhạt phát triển trên sản phẩm phong hóa bột kết (Fb), diện tích lớn nhất: 33.150ha chiếm tỷ lệ hơn 46%, phân bố vùng phía tây huyện trên địa bàn xã Đak Wil, đây là loại đất được hình thành trên đá mẹ là phiến sét, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, tầng dày < 30cm, độ dốc thay đổi từ cấp II đến cấp IV, rất nhiều đá lộ đầu thành cụm. Đối với loại đất này khi canh tác cần có biện pháp cải tạo đất thường xuyên, không khai hoang trong mùa mưa và canh tác luân canh, đảm bảo độ che phủ thực vật thường xuyên và hạn chế đến mức thấp nhất về xói mòn rửa trôi.

* Đất vàng trên phiến sét: Feralit-Salit (Fs): 21.735 ha chiếm 30,235% diện tích, phân bố chủ yếu trên địa hình núi cao tập trung thành dãy vùng trung tâm và rìa phía bắc, phía đông huyện, trên địa bàn xã: EaPô (phía bắc xã), ĐăkDrông, Tâm Thắng, EaTling, Trúc Sơn ... đây là loại đất được hình thành trên đá mẹ là phiến sét, phong hóa triệt để, thành phần cơ giới là thịt nặng, ít xốp, khi mất nước trở nên chai rắn, tầng dày 70-100 cm, ít dốc (cấp II, III ), thảm thực vật được khai thác trồng cây, chủ yếu cây hàng năm.

* Đất đen trên đá Basalt và tuf (Rk ), diện tích 14.374 ha, chiếm xấp xỉ 20% diện tích tư nhiên, phân bố ở các thung lũng vùng trung tâm (phía đông Đak Wil, ĐakDrông, Cư Knia), phát triển chủ yếu trên nền đá mẹ Basalt. Nên giàu các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magie, phospho, kali, natri. Nhóm đất này có địa hình lượn sóng, rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Đất ít thoát nước nên có biện pháp rửa chua.

* Đất nâu đỏ trên đá Basalt ( Fk): 2.332ha diện tích khá thấp (3,244% diện tích), phân bố rải rác vùng phía nam. Là nhóm đất hình thành trên đá mẹ basalt nên giàu các nguyên tố sắt, nhôm, calci, magie, phospho, kali, natri, đất tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày 50-100 cm, độ dốc cấp III, IV. Đây là nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng cao nên thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày : caphê, tiêu, cao su hoặc ngắn ngày: lạc, đậu nành...

* Đất trũng dốc tụ (D): diện tích 297ha chiếm 0,413% diện tích phân bố rải rác ven sông suối, được hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất, thường bị ngập nước nên gây hóa, đất bị kết vón. Đất khá giàu mùn hữu cơ, đất thịt nhẹ ít thoát nước thích hợp cho cây trồng lương thực, có thể phát triển lúa nước.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ VÀ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GÀ NUÔI TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 29 -29 )

×