Xây dựng các chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng sang thị trường EU (Trang 63)

2.3.2.1 Chiến lƣợc S-O

Kết hợp điểm mạnh và cơ hội để đƣa ra chiến lƣợc sau:

Thâm nhập thị trƣờng EU: Với chất lƣợng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, khả năng phát triển thị trƣờng xuất khẩu tốt và khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi. Công ty Nhật Thắng nên tận dụng những chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc về việc đầu tƣ phát triển, hỗ trợ xuất khẩu và sự hỗ trợ của các hiệp hội, tiến hành tiếp cận các thị trƣờng xuất khẩu còn nhiều tiềm năng trong khối EU (Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan,…) Giải pháp là Đẩy mạnh marketing để năng cao thị phần ở EU

Phát triển sản phẩm: Đối với mặt hàng TCMN, thị hiếu của khách hàng thay đổi rất nhanh. Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, công ty cần không ngừng nghiên cứu phát triển, cải tiến các sản phẩm hiện có của mình theo hƣớng các sản phẩm chất lƣợng cao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Công ty sẽ sử dụng khả năng

58

nghiên cứu phát triển tốt của mình để cải tiến hoặc sửa đổi các sản phẩm hiện có nhằm tận dụng tiềm năng nguyên liệu của nƣớc ta rất dồi dào và nhu cầu tiêu dùng TCMN của EU vẫn không ngừng tăng lên. Giải pháp là Đầu tƣ mạnh R&D và các trang thiết bị, phát triển các mẫu thiết kế cho thị trƣờng EU.

2.3.2.2Các chiến lƣợc S-T

Kết hợp điểm mạnh để vƣợt qua các mối đe dọa để đƣa ra các chiến lƣợc sau:

Chiến lƣợc liên kết dọc ngƣợc về phía sau: Để tránh bị thiệt hại do thị trƣờng nguyên liệu biến động bất thƣờng, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và chủ động đƣợc nguồn hàng mỗi khi giá cả nguyên liệu trong nƣớc biến động, công ty có thể dùng nguồn tài chính dồi dào của mình và khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi của mình để gia tăng mức độ kiểm soát nguồn nguyên liệu của mình và ngăn chặn khả năng gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới. Giải pháp là tăng cƣờng kiểm soát nguồn nguyên liệu và đào tạo nguồn lao động.

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm: Sản phẩm của Nhật Thắng đạt chất lƣợng tốt, tiêu chuẩn quốc tế và đƣợc khách hàng chấp nhận, ngoài ra công ty còn chú trọng đầu tƣ phát triển sản xuất tốt, hiện đại hóa các trang thiết bị. Tận dụng các điểm mạnh này công ty có thể phát triển sản phẩm để vƣợt qua hàng rào kiểm dịch và chính sách bảo vệ mậu dịch của EU ngoài ra còn tạo sự khác biệt với sản phẩm đối thủ cạnh tranh.

Chiến lƣợc kết hợp xuôi về phía trƣớc: Với khả năng phát triển thị trƣờng xuất khẩu tốt kết hợp với tài chính mạnh, công ty Nhật Thắng có thể lập văn phòng đại diện ở nƣớc xuất khẩu để tìm hiểu thông tin trực tiếp từ

59

nƣớc nhập khẩu về vấn đề kiểm soát kiểm dịch và các hàng rào mậu dịch, phân phối sản phẩm các thị trƣờng trọng điểm EU. Giải pháp là lập văn phòng đại diện ở nƣớc xuất khẩu, phân phối sản phẩm các thị trƣờng trọng điểm EU

2.3.2.3 Các chiến lƣợc W-O

Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu, công ty đƣa ra các phƣơng án sau:

Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng EU: Tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ và các hiệp hội về xuất khẩu TCMN kết hợp với cơ hội nhu cầu tiêu dùng thủ công mỹ nghệ của EU tăng và cơ chế xuất khẩu thông thoáng để khắc phục các điểm yếu nhƣ: thị trƣờng xuất khẩu ít, lệ thuộc vào 1 số khách hàng, hoạt động marketting xuất khẩu yếu, am hiểu thị trƣờng chƣa nhiều. Có thể tận dụng kinh phí hỗ trợ để lập văn phòng đại diện ở thị trƣờng lớn của EU. Giải pháp là dùng kinh phí hỗ trợ lập văn phòng đại diện ở thị trƣờng lớn của EU

Chiến lƣợc kết hợp ngƣợc về phía sau: Tận dụng sự hỗ trợ của của chính phủ về việc phát triển vùng nguyên liệu kết hợp với tiềm năng nguyên liệu của nƣớc ta dồi dào để khắc phụ sự bị động về nguồn nguyên liệu của công ty Nhật Thắng. Công ty có thể hợp tác với nông dân để kiểm soát nguồn nguyên liệu chặt chẽ hơn và tăng lƣợng nguyên liệu cung cấp cho công ty, hạn chế đƣợc vấn đề ép giá khi nguyên liệu khan hiếm. Giải pháp là nhờ hỗ trợ, hợp tác với nông để kiểm soát nguồn nguyên liệu, sản phẩm.

Phát triển sản phẩm: Điểm yếu của Nhật Thắng hiện nay là công ty chủ yếu xuất khẩu sản mây, tre, cói. Công ty có thể tận dụng sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội để phát triển sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu

60

ngày càng đa dạng về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ngƣời tiêu dùng ở thị trƣờng xuât khẩu nhƣ thêu ren, sản phẩm từ dừa…Giải pháp là tận dụng sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội.

2.3.2.4 Các chiến lƣợc W-T

Kết hợp điểm yếu và các mối đe dọa để đƣa ra chiến lƣợc:

Chiến lƣợc kết hợp xuôi về phía trƣớc: Công ty còn bị lệ thuộc vào một số khách hàng và marketing còn yếu, chƣa am hiểu thị trƣờng xuất khẩu nhiều. Vì vậy công ty cần lập văn phòng đại diện ở thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu để tìm hiểu thị trƣờng, cung cấp thông tin trực tiếp và hạn chế đƣợc đe dọa từ các việc tăng cƣờng kiểm soát kiểm dịch, hàng rào bảo vệ mậu dịch của thị trƣờng EU. Giải pháp là lập công ty con, văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm.

Chiến lƣợc kết hợp ngƣợc về phía sau: Nguồn nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ là hàng tự nhiên, tuy nhiên do các nguyên tắc bảo vệ môI trƣờng mà việc khai thác nguyên liệu đang dần khó khăn hơn và tốn kém chi phí hơn. Vì vậy công ty cần hợp tác với các nông dân để kiểm soát nguồn nguyên liệu tốt hơn và hạn chế đƣợc sự đe dọa cạn kiệt nguồn nguyên liệu, hạn chế các đối thủ mới xâm nhập ngành.Giải pháp là hợp tác với nông dân để kiểm soát nguồn nguyên liệu

61

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY TNHH NHẬT THẮNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng sang thị trường EU (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)