Phân tích môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng sang thị trường EU (Trang 40)

2.3.1.1 Phân tích đánh giá môi trƣờng kinh doanhThắng vào thị

Môi trường vĩ mô

•Tình hình kinh tế khu vực EU

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất ở Mỹ đã tạo ra một “cú sốc” mạnh mẽ đến nền kinh tế các nƣớc thành viên EU. Để cứu vãn nền kinh tế, các quốc gia đều phải tăng chi tiêu công, biến các khoản nợ tƣ nhân thành nợ công. Nợ công của EU đều tăng vọt. Đồng Euro liên tục mất giá. Khủng hoảng hoảng tài chính đã làm tổn thất hàng nghìn tỉ USD thu nhập tài chính của các nƣớc thành viên EU. Để đối mặt với cuộc khủng hoảng, EU đã xây dựng nên các cơ chế giải cứu gồm nhiều giai đoạn nhằm hỗ trợ các nƣớc thoát khỏi cảnh nợ nần, cứu vãn các nền kinh tế tránh nguy cơ vỡ nợ. Cụ thể tháng 5/2010, các Bộ trƣởng Tài chính các nƣớc thuộc EU đã thành lập Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) với giá trị 440 tỷ Euro. Tuy nhiên do tính chất phức tạp và xu hƣớng ngày càng mở rộng của cuộc khủng hoảng nợ, đến tháng 02/2012 các nƣớc EU đã thống nhất thay thế Quỹ bình ổn tài chính châu Âu bằng “Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), tăng quy mô quỹ lên 750 tỷ Euro. Các nƣớc đƣợc hỗ trợ tài chính phải tiến hành cải cách tài chính và tái cơ cấu nền kinh

35

tế nhằm cải thiện niềm tin của giới đầu tƣ. Ngoài ra ESM còn có thể bơm tiền trực tiếp cho những ngân hàng thiếu vốn trong khu vực, đồng thời mua trái phiếu tại thị trƣờng thứ cấp nhằm giảm sức ép đối với các nƣớc gặp khó khăn khi phải vay mƣợ tiền với lãi suất quá cao. Các biện pháp này đã bƣớc đầu thu đƣợc kết quả lạc quan, kinh tế đang tăng trƣởng. Theo dự báo từ Liên minh châu Âu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 28 nƣớc thành viên trong khu vực đồng tiền chung châu Âu dự báo sẽ tăng 1,1% và năm 2015 là 1,7%.

Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của Việt nam sang thị trƣờng EU. Thu nhập của ngƣời dân suy giảm, lạm phát cao, gia tăng thất nghiệp đã đã đến xu hƣớng thắt chặt chi tiêu của ngƣời dân. Hàng hóa nhập khẩu vào EU bị ảnh hƣởng nhất định, hơn nữa mặt hàng TCMN không phải là mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó các nƣớc EU cũng tăng cƣờng chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, do đó hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải các rào cản từ vấn đề này cũng nhƣ sự cạnh tranh từ các nƣớc xuất khẩu khác.

Khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lƣờng về tỷ giá. Đồng EUR tiếp tục bị áp lực giảm giá trên thị trƣờng tiền tệ nói chung và với USD nói riêng. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng EUR mất giá tƣơng đối so với USD. Có lúc tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống mức 1,3 lần đầu tiên so với đầu năm 2012. Trƣớc mắt đồng USD tăng giá tƣơng đối so với EUR sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào khu vực EU do chủ yếu hàng xuất khẩu đƣợc tính giá bằng USD.

Văn hóa tiêu dùng của thị trƣờng EU: EU là một thị trƣờng có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và phát triển bền vững. Các sản phẩm TCMN cần chú ý đến các

36

quy định về hóa chất trong xử lý mối mọt, sơn. Nhƣ chất lƣu huỳnh là chất chống mốc, mọt chi phí thấp nhƣng là chất độc hại, hoặc chất Borax, Oxit kẽm để luộc trắng tre đều đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre xuất khẩu vào các nƣớc châu Âu và Bắc Mỹ. Thị hiếu của ngƣời tiêu dùng EU hƣớng về các yếu tố sức khỏe và thể chất. Ngƣời dân châu Âu đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng thì các nƣớc châu Âu có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới vì vậy ngày càng có nhiều ngƣời già có nhiều thời gian hơn để chăm sóc trang hoàng nhà cửa. Các dịp lễ tết, giáng sinh, năm mới ngƣời dân Bắc Âu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm TCMN ngoài trời để phục vụ việc trang trí sân vƣờn. Mỗi đối tƣợng khách hàng có tiêu chí ƣu tiện chọn sản phẩm khác nhau. Nhƣ đối tƣợng ngƣời già sẽ ƣu tiên giá cả, đối tƣợng trong dịp lễ tết ƣu tiên hình thức, đối tƣợng thu nhập cao ƣu tiên về chất lƣợng. Theo CBI, đối với phân khúc thị trƣờng thấp thì nên chú ý đến chiến lƣợc về giá. Đối với phân khúc thị trƣờng cao, chất lƣợng mới là yếu tố quyết định. Riêng đối với thị trƣờng phân khúc thị trƣờng tầm trung, rất khó phân biệt giữa giá và chất lƣợng nên đây là phân khúc dễ thâm nhập.

• Tình hình lao động ngành thủ công mỹ nghệ

Việt Nam có lực lƣợng lao động lành nghề, có kỹ năng tốt trong ngành thủ công, họ có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng.

Kỹ năng điêu luyện của lực lƣợng lao động tại các làng nghề cho phép họ có thể sản xuất ra các sản phẩm thủ công với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu.

37

để tăng nguồn lao động cho ngành TCMN, vì lao động từ các khu công nghiệp sẽ dịch chuyển sang lao động tại các làng nghề.

Tuy nhiên lực lƣợng lao động sản xuất TCMN cũng theo mùa vụ. Lực lƣợng lao động này đồng thời là lực lƣợng sản xuất nông nghiệp, vì vậy vào thời điểm nông vụ là thời điểm khan hiếm lao động sản xuất TCMN.

• Môi trƣờng pháp luật, ƣu đãi của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng EU

Các hiệp định kí kết liên quan đến thị trƣờng EU

Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – EU: là hiệp định khung điều chỉnh quan hệ Việt Na – EU, thay thế hiệp định khung Việt Nam – EC năm 1995. PCA dành ƣu tiên cao cho hợp tác phát triển và thƣơng mại. PCA cho phép Việt Nam tiếp cận thị trƣờng EU thuận lợi hơn. Cụ thể, EU cam kết tăng cƣờng tham vấn nâng coa hiệu quả sử dụng những lợi ích mà quy chế ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) có thể mang lại cho Việt Nam; cam kết dành cho Việt Nam đối xử đặc biệt và khác biệt trong quan hệ kinh tế, thƣơng mại; hợp tác với Việt Nam hƣớng tới sớm công nhận nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam. Trong hiệp định này, doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ đặc biệt quan tân đến Điều 14 “Các vấn đề về vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật và quyền động vật”, Điều 16 “ Hợp tác các vấn đề hải quan và thuận lợi hóa thƣơng mại”. Hiệp đinh PCA là tiền đề tiến tới hiệp định FTA

Hiệp định tự do thƣơng mại Việt Nam – EU (FTA): đang trong tiến trình đàm phán, phiên thứ 11 diễn ra ngày 12-1-2015 tại Việt Nam. Nếu đƣợc kí kết hiệp đinh FTA, Việt Nam đƣợc nhiều lợi ích trong kinh tế hội nhập.

38

Một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành TCMN của nhà nƣớc Việt Nam

Để làng nghề phát triển ổn định và hội nhập đƣợc với nền kinh tế khu vực và thế giới góp phần phát triển kinh tế với tốc độ bền vững; giải quyết việc làm cho 300 ngàn lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, Chính phủ, các Bộ, Ngành và địa phƣơng đã triển khai một số chƣơng trình trong thời gian qua nhƣ sau:

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng làng nghề

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Đào tạo nghề truyền thống

- Chƣơng trìnnh bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2008 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển các nghề gắn với vùng nguyên liệu.

- Hàng năm tổ chức hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam, hội thi sản phẩm thủ công nhằm tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, hàng thủ công mỹ nghệ và hỗ trợ các cơ sở sản xuất , kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng ngh̉ề với doanh nghiệp, khách trong và ngoài nƣớc.

Các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển ngành TCMN

Quy định Cơ quan

Quyết định Số 132/2000/QĐ/TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

Thủ Tƣớng

39

2001 về Cơ chế tài chính Thực hiện các Chƣơng trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.

Thông tƣ số No.79/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2001 hƣớng dẫn về Các cơ chế tài chính Thực hiện Chƣơng trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.

Bộ Tài chính

Thông tƣ 84/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 hƣớng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.

Bộ Tài chính

Công văn số.670/BNN– TCBC ngày 26 tháng 3 năm 2003 hƣớng dẫn về đào tạo và phát triển các nghề thủ công nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm

2003, phê duyệt về bảo tồn văn hoá và phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống.

Bộ văn Hoá và Thông tin (MOCI)

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích các ngành ở nông thôn

Chính phủ Thông tƣ số65/2004/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 02

tháng 7 năm 2004 hƣớng dẫn về hỗ trợ đào tạo nghề thủ công ở các vùng nông thôn

Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội

Quyết định số184/2004/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2004 về sử dụng tín dụng dành cho phát triển của nhà nƣớc để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các làng nghề cho giai đoạn 2006-2010

Thủ tƣớng

Thông tƣ số 03/2005/TT-BCN ngày 23 tháng 6 năm 2005 hƣớng dẫn về hoạt động khuyến khích các ngành thủ công nông thôn

Bộ Công nghiệp

Quyết định số 910 QĐ/BNN-CB ngày 31 tháng 03 năm 2006 về kế hoạch phát triển nghề thủ công nông thôn đến năm 2010

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về

phát triển ngành thủ công nông thôn.

Chính phủ Quyết đinh 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2011

về chính sách phát triển ngành mây tre

Thủ tƣớng

40

khuyến công

Mạng lƣới hỗ trợ thƣơng mại

Cục xúc tiến thƣơng mại (VIETRADE) trực thuộc Bộ thƣơng mại: Có chức năng và các hoạt động giống nhƣ các tổ chức xúc tiến thƣơng mại quốc gia khác trên thế giới và có vai trò dẫn dắt các hoạt động xúc tiến thƣơng mại.

Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI): Có vai trò đại diện cho lợi ích của cộng đống doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI cũng tham gia thực hiện các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Hàng năm, VCCI tổ chức các phái đoàn thƣơng mại gồm các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trƣờng nƣớc ngoài (nhƣ Hồng Kông, Nhật Bản, Đức...)và tổ chức cho các nhà xuất khẩu tham gia vào hội chợ thƣơng mại quốc tế. Cổng thƣơng mại Vnmart (www.VietNamemart.com) đã làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua Interner. VCCI cũng cung cấp dịch vụ marketing , dịch vụ thông tin, dịch vụ tƣ vấn .

Hiệp hội xuất khẩu TCMN (Vietcraft): Là tổ chức Phi chính phủ đƣợc thành lập theo quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ nội vụ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng TCMN, trang trí gia đình, quà tặng, đồ ngoại thất và gia dụng Việt Nam. Vietcraft có vai trò cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên và cũng là cầu nối giữa các nhà nhập khẩu trên thế giới với các công ty trong ngành tại Việt Nam,

Liên minh hợp tác xã Việt Nam (VCA): Là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động hỗ trợ, đại diện và bảo vệ quyền lợi của các hợp tác xã về các lĩnh vực ngành nghề thủ công nhỏ, giao thông, thƣơng mại và xây dựng. Liên

41

minh Hợp tác xã còn cung cấp dịch vụ tƣ vấn, các dịch vụ khác về pháp lý, công nghệ, thông tin, vốn, bảo đảm tín dụng và marketing. Tổ chức này thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ các thợ thủ công có tay nghề giỏi và công nhân. Hàng năm, Liên minh hợp tác xã cũng tổ chức các phái đoàn thƣơng mại cho các nhà xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài và tham gia các hội chợ thƣơng mại quốc tế.

Đại diện thƣơng mại của Việt Nam ở nƣớc ngoài: Có 55 Thƣơng vụ Việt Nam ở nƣớc ngoài. Các thƣơng vụ này thu thập thông tin thị trƣờng, hỗ trợ phát triển chiến lƣợc cho Bộ Thƣơng mại và cung cấp thông tin về các thị trƣờng mục tiêu cho các nhà xuất khẩu của nhiều ngành.

Đại diện thƣơng mại của các nƣớc tại Việt Nam: Các đại sứ quán, các thƣơng vụ của nƣớc ngoài và các văn phòng đại diện ở Việt Nam thực hiện một số hoạt động về lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại.

Vụ xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ:

Chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đầu tƣ, tín dụng, sản xuất, marketing, củng cố năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tƣ vấn và phát triển nguồn nhân lực. Các honghi soanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thúc đẩy xuất khẩu, thông tin, dịch vụ tƣ vấn và phát triển nguồn nhân lực.ng mnh viên và cũng là cầu nối giữa các nhà nhập khẩu trên thế giới với ã hỗ trợ các doanh

Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC): Trung tâm này là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hỗ trợ phát triển ngành thủ công mỹ nghệ từ năm 1997. HRPC cũng là một đối tác cung cấp các dịch vụ kinh doanh cho các nhà xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam, đặc biệt là thông tin thƣơng mại. HRPC cũng là một cầu nối giữa các nhà xuất khẩu TCMN với khách hàng nƣớc ngoài và cũng chính là

42

cầu nối các nhà sản xuất với những hỗ trợ tài chính từ các dự án phát triển khác.

Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn (VARISME): có hoạt động chính là cung cấp thông tin thị trƣờng và đệ trình những khuyến nghị lên chính phủ theo những đề xuất của thành viên.

Hiệp hội làng nghề Việt Nam (VCVA): tập trung vào hoạt động đào tạo kỹ thuật, cung cấp thông tin và xúc tiến thƣơng mại. Phát triển du lịch ở các làng nghề là một xu hƣớng của Hiệp hội

Các dự án do quốc tế tài trợ: Có rất nhiều dự án do quốc tế tài trợ đang hoạt động nhằm thúc đấy ngành thủ công. Tổ chức Hợp tác Kỹ Thuật của Đức (GTZ) gần đây bắt đầu hƣờng hoạt động vào phát triển bền vững ngành thủ công chuyên về mây ở Quảng Bình và Quảng Nam. Dự án Nâng

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Nhật Thắng sang thị trường EU (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)