Nhận thức về VSATTP của người SXCB và kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Thực trạng nhiễm khuẩn thực phẩm chế biến sẵn và nhận thức của cộng đồng ở thành phố Điện Biên Phủ năm 2009 (Trang 52)

Bảng 3.18. Người SXCB thực phẩm hiểu đúng kiến thức VSATTP

TT Các kiến thức VSATTP Tỷ lệ % đạt

5 Những yêu cầu khi người sản xuất và chế biến thực

phẩm mắc bệnh truyền nhiễm 70,8

6 Những yêu cầu khi tiếp xúc với thực phẩm chín 67,7 7 Kiến thức để người chế biến thực phẩm có “Bàn tay sạch” 63,1 8 Những tiêu chuẩn của một cơ sở chế biến thực phẩm

đảm bảo VSATTP 89,2

9 Kiến thức về sử dụng phụ gia thực phẩm 78,5 10 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP

cho cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ cao 69,2

Tính chung 74,0

Kết quả bảng 3.18 cho thấy: tính chung tỷ lệ hiểu đúng kiến thức VSATTP của nhóm người SXCB thực phẩm là 74,0%.

Trong đó, tỷ lệ hiểu đúng về những tiêu chuẩn của một cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo VSATTP chiếm tỷ lệ cao nhất (89,2%); về điều kiện VSATTP trong sản xuất và chế biến thực phẩm (81,5%). Tỷ lệ hiểu đúng về sử dụng PGTP là 78,5%.

Về các kiến thức khác như: các hành vi cấm đối với người SXCB thực phẩm; những yêu cầu khi người SXCB thực phẩm mắc bệnh truyền nhiễm; trách nhiệm của người SXCB chiếm tỷ lệ từ 70,8% - 75,4%.

Tỷ lệ hiểu đúng về những yêu cầu khi tiếp xúc với thực phẩm chín chỉ có 67,7%; tỷ lệ hiểu đúng về kiến thức để có “Bàn tay sạch” chiếm tỷ lệ thấp nhất (63,1%).

Bảng 3.19. Người KD thực phẩm hiểu đúng kiến thức VSATTP

1 Điều kiện VSATTP cơ sở kinh doanh thực phẩm 69,7 2 Các thực phẩm được phép kinh doanh 64,6 3 Các tiêu chuẩn để đảm bảo điều kiện VSATTP tại cơ sở

kinh doanh thực phẩm 75,8

4 Kiến thức về phòng ô nhiễm thực phẩm và NĐTP 87,8 5 Kiến thức về các loại giấy tờ cần xuất trình khi có thanh

kiểm tra tại cơ sở kinh doanh thực phẩm 81,8

6 Kiến thức về phụ gia thực phẩm 74,7

7 Kiến thức về nhãn thực phẩm 74,7

8 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP

cho cơ sở kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao 80,8 9 Hình thức xử phạt khi cơ sở KDTP vi phạm ATVSTP 62,5 10 Trách nhiệm và quyền lợi của người KDTP 81,8

Tính chung 75,4

Kết quả bảng 3.19 cho thấy: tính chung tỷ lệ hiểu đúng kiến thức về VSATTP của nhóm người kinh doanh thực phẩm là 75,4%.

Người kinh doanh hiểu đúng về phòng ô nhiễm thực phẩm và NĐTP chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%). Tỷ lệ hiểu đúng về các loại giấy tờ cần xuất trình khi có thanh kiểm tra tại cơ sở kinh doanh thực phẩm; về quyền lợi, trách nhiệm của người kinh doanh thực phẩm đều đạt 81,8%.

Về các kiến thức khác như: điều kiện VSATTP tại cơ sở kinh doanh thực phẩm; tiêu chuẩn để đảm bảo điều kiện VSATTP tại cơ sở kinh doanh thực phẩm; nhãn thực phẩm; thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho cơ sở kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao chiếm tỷ lệ từ 69,7% - 80,8%.

Tỷ lệ hiểu đúng về các thực phẩm được phép kinh doanh (64,6%); hình thức xử phạt khi cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm VSATTP (62,5%) thấp hơn các nội dung trắc nghiệm về kiến thức khác.

TT Nội dung Người KD (n=99) Người SXCB (n=65) p SL % SL %

1 Điều kiện về cơ sở 90 90,9 58 89,2 >0,05 2 Điều kiện về chất lượng sản phẩm 15 15,2 57 87,7 <0,01 3 Phải có chứng chỉ đào tạo về

ATVSTP và giấy chứng nhận SK 94 94,9 46 70,8 <0,01 4 Điều kiện về tổ chức, quản lý 80 80,8 44 67,7 >0,05 5 Điều kiện về thiết bị, dụng cụ 65 65,7 61 93,8 <0,01

Tính chung 69 69,7 53 81,5 >0,05

Biểu đồ 3.4. Người KD và SXCB thực phẩm hiểu đúng điều kiện VSATTP

Kết quả bảng 3.20 và biểu đồ 3.4 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về điều kiện VSATTP trong sản xuất và chế biến thực phẩm của người SXCB là 81,5% cao hơn của người KD là 69,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Cả 2 nhóm SXCB và KD đều hiểu đúng điều kiện về cơ sở SXCB thực phẩm với tỷ lệ cao (89,2%) và (90,9%).

Nhóm SXCB hiểu đúng điều kiện về thiết bị, dụng cụ (93,8%) cao hơn so với nhóm KD (65,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. 70,8%

người SXCB và 94,9% người KD hiểu đúng phải có chứng chỉ đào tạo về VSATTP và giấy chứng nhận sức khỏe. Tỷ lệ hiểu đúng điều kiện về chất lượng sản phẩm ở người SXCB (87,7%) cao hơn nhiều so với nhóm KD (15,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.21. Người KD và SXCB thực phẩm hiểu đúng về PGTP

TT Nội dung Người KD (n=99) Người SXCB (n=65)

SL % SL %

1 Chỉ được KD các phụ gia cho phép 79 79,8 63 96,9 <0,01 2 Đảm bảo độ tinh khiết dùng cho TP 76 76,8 54 83,1 >0,05 3 Sử dụng theo liều lượng quy định 79 79,8 58 89,2 >0,05 4 Dùng loại có nhãn và công bố tên

phụ gia được SD trên nhãn 76 76,8 55 84,6 >0,05 5 Kinh doanh những phụ gia mà

người tiêu dùng ưa chuộng 64 64,6 28 43,1 <0,01 6 Không dùng chất có thể gây NĐ

cấp tính hoặc mãn tính, gây khối u 72 72,7 46 70,8 >0,05

Tính chung 74 74,7 51 78,5 >0,05

Kết quả bảng 3.21 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về phụ gia thực phẩm của người SXCB là 78,5% tương đương người KD là 74,7%.

Cả 2 nhóm SXCB và KD đều hiểu đúng không dùng chất có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây khối u với tỷ lệ cao trên 70%.

Nhóm SXCB hiểu đúng chỉ được kinh doanh các phụ gia có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế (96,9%) cao hơn so với nhóm KD (79,8%). Tỷ lệ hiểu đúng kinh doanh những phụ gia mà người tiêu dùng ưa chuộng ở người SXCB (43,1%) thấp hơn nhiều so với nhóm KD (64,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

TT Nội dung Người KD (n=99) Người SXCB (n=65) p SL % SL %

1 Rửa tay sạch trước khi tiếp xúc TP 79 79,8 64 98,5 <0,01 2 Xử lý khi mắc bệnh truyền nhiễm 91 91,9 46 70,8 <0,01 3 Khám SK định kỳ cho nhân viên 91 91,9 64 98,5 >0,05

Tính chung 87 87,8 58 89,2 >0,05

Kết quả bảng 3.22 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về phòng ngừa NĐTP của người SXCB là 89,2% tương đương người KD là 87,8%.

Cả 2 nhóm SXCB và KD biết đúng nội dung khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên với tỷ lệ cao (98,5%) và (91,9%).

Nhóm SXCB hiểu đúng nội dung rửa tay sạch trước khi tiếp xúc thực phẩm (98,5%) cao hơn so với nhóm KD (79,8%). Tỷ lệ có hiểu biết đúng nội dung xử lý khi mắc bệnh truyền nhiễm ở người SXCB (70,8%) thấp hơn so với nhóm KD (91,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.23. Người KD và SXCB thực phẩm hiểu đúng về tiêu chuẩn cơ sở đảm bảo VSATTP

TT Nội dung Người KD (n=99) Người SXCB (n=65) p SL % SL %

1 Xây dựng xa khu vực ô nhiễm 90 90,9 47 72,3 <0,01 2 Đảm bảo Đ. kiện thiết bị, dụng cụ 94 94,9 65 100 >0,05 3 Có đủ nước sạch, xà phòng 86 86,9 65 100 <0,01 4 Quản lý và xử lý tốt rác thải 12 12,1 45 72,3 <0,01 5 Có giấy phép đăng ký KD 92 92,9 63 96,9 >0,05

6 Có sử dụng bảo hộ lao động 75 75,8 62 95,4 <0,01

Tính chung 75 75,8 58 89,2 <0,05

Kết quả bảng 3.23 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về tiêu chuẩn cơ sở đảm bảo điều kiện VSATTP của người SXCB (89,2%) cao hơn của người KD (75,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cả 2 nhóm SXCB và KD đều hiểu đúng về tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện thiết bị, dụng cụ; có giấy phép kinh doanh với tỷ lệ cao trên 92%.

Nhóm SXCB có hiểu biết đúng tiêu chuẩn có đủ nước sạch, xà phòng (100%), tiêu chuẩn có sử dụng bảo hộ lao động (95,4%) đều cao hơn so với nhóm KD là (86,9%) và (75,8%).

Hiểu biết đúng tiêu chuẩn quản lý và xử lý tốt rác thải ở nhóm SXCB (72,3%) cao hơn nhiều so với nhóm KD (12,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Bảng 3.24. Người KD và SXCB thực phẩm hiểu đúng về thực phẩm cấm không được sử dụng TT Nội dung Người KD (n=99) Người SXCB (n=65) p SL % SL % 1 Thực phẩm có nhiễm chất độc 94 94,9 25 38,5 <0,01 2 Thực phẩm có vi sinh vật gây bệnh 1 1,0 59 90,8 <0,01 3 Thịt, thuỷ sản ốm, chết 98 99,0 53 81,5 <0,01 Tính chung 64 64,6 46 70,8 >0,05

Kết quả bảng 3.24 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về thực phẩm cấm không được sử dụng của người SXCB là 70,8%, của người KD là 64,6%.

Nhóm SXCB hiểu đúng về cấm thực phẩm có vi sinh vật gây bệnh (90,8%) cao hơn nhiều so với nhóm KD là (1%).

Nhóm KD hiểu đúng về cấm thịt, thuỷ sản ốm, chết (99,0%), cấm thực phẩm có nhiễm chất độc (94,9%) cao hơn hẳn nhóm SXCB là (81,5%) và (38,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.25. Người KD hiểu đúng về giấy tờ cần xuất trình thanh, kiểm tra

T

T Nội dung (n=24)Nam (n = 75)Nữ (n = 99)Chung p

SL % SL % SL %

1 GCN sức khỏe của người KD 23 95,8 74 98,7 97 98,0 >0,05

2 Giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đang KD 19 79,2 59 78,7 78 78,8 >0,05

3 Hồ sơ công bố chất lượng SP 10 41,7 30 40,0 40 40,4 >0,05

4 GCN hoặc chứng chỉ đào tạo về VSATTP của người KD 21 87,5 69 92,0 90 90,9 >0,05

5 Giấy phép đăng ký KD của cơ sở 19 79,2 69 92,0 88 88,9 <0,05

6 Giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện VSATTP của cơ sở 22 91,7 72 96,0 94 94,9 >0,05

Tính chung 19 79,2 62 82,7 81 81,8 >0,05

Biểu đồ 3.5. Người KD hiểu đúng về giấy tờ cần xuất trình thanh, kiểm tra

Kết quả bảng 3.25 và biểu đồ 3.5 cho thấy: tỷ lệ chung hiểu đúng về các giấy tờ cần xuất trình thanh kiểm tra cơ sở KD thực phẩm là 81,8%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ hiểu đúng về Giấy chứng nhận sức khỏe của người kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (98,0%). Giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện VSATTP của cơ sở là 94,9%; Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo về VSATTP của người KD là 90,9%. Tỷ lệ hiểu biết về Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm chiếm tỷ lệ rất thấp (40,4%).

Biểu đồ 3.6. Người KD hiểu đúng những nội dung ghi nhãn thực phẩm

Tỷ lệ người kinh doanh thực phẩm hiểu đúng về nhãn thực phẩm được thể hiện ở biểu đồ 3.6. Tính chung về các kiến thức đạt 74,7%, các nội dung về nhãn thực phẩm được người kinh doanh hiểu đúng từ 71,7% - 94,9%.

Chiếm tỷ lệ cao nhất là kiến thức về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản (94,9%), tiếp đến là kiến thức về tên thực phẩm, tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm (92,9%).

Tỷ lệ người KD có hiểu biết về biểu tượng đặc trưng cho cơ sở sản xuất thực phẩm là rất thấp (33,3%).

Bảng 3.26. Người KD hiểu đúng các hình thức xử phạt vi phạm VSATTP

TT Nội dung Nam

(n=24) Nữ (n = 75) Chung (n = 99) p SL % SL % SL % 1 Cảnh cáo 23 95,8 68 90,7 91 91,9 >0,05

2 Các N. viên vi phạm thôi việc 13 54,2 37 49,3 50 50,5 >0,05

3 Bồi thường thiệt hại cho NSD 11 45,8 25 33,3 36 36,4 >0,05

4 Thu hồi và tiêu hủy thực phẩm

gây hại cho con người 17 70,8 55 73,3 72 72,7

>0,05

5 Đóng cửa ngừng kinh doanh 12 50,0 44 58,7 56 56,6 >0,05

6 Phạt tiền 16 66,7 50 66,7 66 66,7 >0,05

Tính chung 15 62,5 47 62,7 62 62,6 >0,05

Biểu đồ 3.7. Người KD hiểu đúng các hình thức xử phạt vi phạm VSATTP

Kết quả bảng 3.26 và biểu đồ 3.7 cho thấy: tỷ lệ chung người kinh doanh thực phẩm hiểu đúng về các hình thức xử phạt khi vi phạm về VSATTP là 62,6%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Các nội dung kiến thức hiểu biết về các hình thức xử phạt chiếm tỷ lệ từ 50,5% - 91,9%, trong đó cao nhất là kiến thức về hình thức xử phạt cảnh cáo (91,9%), về thu hồi và tiêu hủy thực phẩm gây hại cho con người là 72,7%.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là kiến thức về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng (36,4%).

Bảng 3.27. Người KD hiểu đúng về trách nhiệm và quyền lợi khi kinh doanh thực phẩm

Nội dung (n=24)Nam (n = 75)Nữ (n = 99)Chung p

SL % SL % SL %

1 Tạo điều kiện cho đoàn thanh

tra hoàn thành nhiệm vụ 23 95,8 73 97,3 96 97,0 >0,05 2 Chấp hành QĐ của đoàn Th. tra 24 100 73 97,3 97 98,0 >0,05

3 Tham gia các khóa đào tạo tập

huấn về VSATTP 22 91,7 73 97,3 95 96,0 >0,05 4 Tố cáo hành vi vi phạm pháp

luật về VSATTP 22 91,7 70 93,3 92 92,9 >0,05 5 Khiếu nại, khởi kiện 7 29,2 18 24,0 25 25,3 >0,05

Tính chung 20 83,3 61 81,3 81 81,8 >0,05

Qua kết quả bảng 3.27 cho thấy: tính chung tỷ lệ hiểu đúng về trách nhiệm và những quyền lợi của mình (81,8%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là về chấp hành quyết định của đoàn thanh tra về VSATTP (98,0%), tiếp đến là tỷ lệ về tạo điều kiện cho đoàn thanh tra VSATTP hoàn thành nhiệm vụ (97,0%).

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là hiểu đúng về khiếu nại, khởi kiện lên các cấp cao hơn đối với quyết định hành chính của các cơ quan sở tại (25,3%).

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Thực trạng nhiễm khuẩn thực phẩm chế biến sẵn và nhận thức của cộng đồng ở thành phố Điện Biên Phủ năm 2009 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w