Nhận thức về VSATTP của người lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Thực trạng nhiễm khuẩn thực phẩm chế biến sẵn và nhận thức của cộng đồng ở thành phố Điện Biên Phủ năm 2009 (Trang 44)

Bảng 3.10. Người QL hiểu đúng các kiến thức về VSATTP

TT Các kiến thức VSATTP Tỷ lệ % đạt

1 Nội dung quản lý nhà nước về VSATTP 97,0 2 Các biện pháp phòng ngừa NĐTP và bệnh truyền qua TP 72,7 3 Các điều kiện để TP được lưu thông trên thị trường 75,0 4 Các biện pháp khắc phục NĐTP và bệnh truyền qua TP 84,1 5 Các cơ quan có trách nhiệm đảm bảo CL VSATTP 86,3 6 Điều kiện để cấp giấy chứng nhận VSATTP cho cơ sở SX, KD, chế biến TP có nguy cơ cao 90,9 7 Những điều cần chú ý khi sử dụng các kênh truyền thông để đảm bảo CLVSATTP 89,9 8 Những việc người lãnh đạo, quản lý cần làm để đảm bảo CLVSATTP tại địa phương 88,6 9 Những việc người người lãnh đạo, quản lý cần làm để đơn vị mình thực hiện việc đảm bảo CLVSATTP 88,6 10 Các nguyên tắc thực hiện để đảm bảo CLVSATTP ở Việt Nam 93,2

Tính chung 78,0

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: tính chung tỷ lệ hiểu đúng các kiến thức VSATTP của người quản lý là 78,0%.

Tỷ lệ người quản lý hiểu đúng về nguyên tắc thực hiện để đảm bảo CLVSATTP ở địa phương, ở đơn vị mình, ở Việt Nam; các nội dung quản lý nhà nước về VSATTP tương đối cao, từ 88,6% - 97,0%.

Người quản lý hiểu đúng về những điều kiện để cấp giấy chứng nhận VSATTP cho cơ sở SXCB, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao (90,9%); về những điều cần chú ý khi sử dụng các kênh truyền thông (89,9%).

Tỷ lệ hiểu đúng về các điều kiện để thực phẩm được phép lưu thông trên thị trường (75,0%); các biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm (72,7%) thấp hơn các nội dung trắc nghiệm khác.

Bảng 3.11. Người quản lý hiểu đúng các biện pháp phòng ngừa NĐTP và bệnh truyền qua TP

TT Nội dung (n=30)Nam (n=14)Nữ Chung (n=44)

SL % SL % SL %

1 Bảo đảm vệ sinh an toàn trong quá trình SX, KD và TD TP 29 96,7 14 100 43 97,7 p>0,05

2

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thực hành về VSATTP cho người SX, KD và TD TP

28 93,9 12 85,7 40 90,9 p>0,05

3 Kiểm tra, thanh tra VSATTP trong sản xuất, kinh doanh TP 27 90,0 14 100 41 93,2 p>0,05

4 Phân tích các mối nguy TP 24 80,0 14 100 38 86,4 p>0,05

5 Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về VSATTP 7 23,3 1 7,1 8 18,2 p>0,05

6 Yêu cầu nhà ăn cần lưu mẫu TP 12 40,0 11 78,6 23 52,3 p<0,01

Tính chung 21 70,0 11 78,5 32 72,7 p>0,05

Kết quả bảng 3.11 và biểu đồ 3.2 cho thấy: tính chung tỷ lệ cán bộ quản lý hiểu đúng về các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (72,7%); không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong số 6 nội dung trắc nghiệm ở chủ đề này chúng tôi thấy có tới 97,7% số cán bộ được trắc nghiệm có kiến thức đúng về nội dung bảo đảm vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ cán bộ quản lý hiểu đúng về điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về VSATTP đạt thấp nhất 18,2%.

Bảng 3.12. Người QL hiểu đúng điều kiện để TP được lưu thông

TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14) Chung (n=44) p SL % SL % SL %

1 Công bố tiêu chuẩn chất lượng 25 83,3 14 100 39 88,6 >0,05

2 Kiểm tra XN chỉ tiêu VSATTP 27 90,0 14 100 41 93,2 >0,05

3 Có nhãn mác rõ ràng, nhãn ghi đúng quy định 28 93,3 14 100 42 95,5 >0,05

4 Có GCN đủ điều kiện VSATTP 12 40,0 1 7,1 13 29,5 <0,05

5 Mọi người TD ưa chuộng 18 60,0 13 92,9 31 70,5 <0,05

Tính chung 22 73,3 11 78,6 33 75,0 >0,05

Kết quả bảng 3.12 cho thấy: có tới 75,0% số cán bộ quản lý có kiến thức đúng về những điều kiện cần thiết để thực phẩm được lưu thông trên thị trường; không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Nội dung công bố tiêu chuẩn chất lượng VSATTP tại cơ quan quản lý thực phẩm; kiểm tra xét nghiệm các chỉ tiêu chất lượng VSATTP; thực phẩm phải có nhãn mác rõ ràng, ghi đúng quy định đã được các nhà quản lý hiểu đúng với tỷ lệ khá cao là 88,6%; 93,2%; 95,5%.

Tỷ lệ cán bộ quản lý có kiến thức đúng về vấn đề có giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt thấp là 29,5%; trong đó nữ đạt thấp hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

và bệnh truyền qua thực phẩm TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14) Chung (n=44) p SL % SL % SL %

1 Phát hiện, điều trị kịp thời 29 96,7 14 100 43 97,7 >0,05 2 Tạm ngừng SX, KD, SD thực phẩm bị nhiễm độc 27 90,0 14 100 41 93,2 >0,05 3 Thu hồi TP đã SX và lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc 29 96,7 14 100 43 97,7 >0,05 4 T. báo cho người TD tình trạng NĐTP, TP bị nhiễm độc 29 96,7 14 100 43 97,7 >0,05 5 Điều tra nguyên nhân NĐTP hoặc bệnh truyền qua TP 27 90,0 14 100 41 93,2 >0,05 6 Phòng ngừa lan truyền bệnh dịch do NĐTP 7 23,3 8 57,1 15 34,1 <0,05

Tính chung 24 80,0 13 92,9 37 84,1 >0,05

Biểu đồ 3.3. Người QL hiểu đúng các biện pháp khắc phục NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm

Tìm hiểu các nội dung về biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm kết quả bảng 3.13 và biểu đồ 3.3 cho thấy:

84,1% các nhà quản lý có kiến thức về vấn đề này; trong đó nữ có tỷ lệ cao hơn nam. Tỷ lệ các nhà quản lý có kiến thức về phát hiện, tổ chức điều trị kịp thời bệnh nhân NĐTP; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc; thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng NĐTP đều đạt trên 97,7%. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ quản lý có hiểu biết đúng về các biện pháp phòng ngừa lan truyền bệnh dịch do NĐTP lại chiếm tỷ lệ thấp 34,1%; trong đó nam thấp hơn nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.14. Người QL hiểu đúng điều kiện cấp GCN đủ điều kiện VSATTP

TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14 ) Chung (n=44) p SL % SL % SL % 1 GCN đăng ký KD 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05

2 Bản thuyết minh cơ sở VC,

trang TB, dụng cụ 29 96,7 14 100 43 97,7 >0,05 3 Bản cam kết đảm bảo VSATTP

đối với nguyên liệu, sản phẩm TP 29 96,7 14 100 43 97,7 >0,05 4 GCN đủ SK của đại diện chủ CS 24 80,0 9 64,3 33 75,0 >0,05

5 GCN đã được tập huấn kiến

thức về ATVSTP 25 83,3 14 100 39 88,6 >0,05

Tính chung 27 90,0 13 92,8 40 90,9 >0,05

Vấn đề điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có nguy cơ cao cũng đã có tới 90,9% các nhà quản lý hiểu đúng; không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Người quản lý hiểu đúng điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm của cơ sở đều chiếm tỷ lệ cao (97,7%).

Bảng 3.15. Người QL hiểu đúng những việc phải làm để đảm bảo CLVSATTP tại địa phương

TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14 ) Chung (n=44) p SL % SL % SL %

1 XD và thực hiện chiến lược,

chính sách, KH về VSATTP 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05 2 Ban hành và thực hiện các văn

bản quy phạm, pháp luật 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05 3 XD và thực hiện KH phòng ngừa,

khắc phục NĐTP 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05 4 Quản lý công bố tiêu chuẩn,

GCN đủ điều kiện VSATTP 25 83,3 13 92,9 38 86,4 >0,05 5 Tr.thông cho các đối tượng 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05

6 Tổ chức thanh, kiểm tra 28 93,3 10 71,4 38 86,4 >0,05

Tính chung 27 90,0 12 85,7 39 88,6 >0,05

Tìm hiểu về những việc cần phải làm để đảm bảo chất lượng VSATTP tại địa phương mình, kết quả bảng 3.15 cho thấy: có tới 88,6% người quản lý có kiến thức đúng; trong đó tỷ lệ người quản lý hiểu đúng về nội dung tổ chức truyền thông giáo dục cho các đối tượng qua kênh thông tin đại chúng là cao nhất (93,2%). Các nội dung về xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về VSATTP; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục NĐTP, bệnh truyền qua TP đều được cán bộ quản lý hiểu đúng với tỷ lệ cao (90,9%).

Bảng 3.16. Người QL hiểu đúng những việc phải làm để đảm bảo CLVSATTP tại đơn vị mình

TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14 ) Chung (n=44) p SL % SL % SL %

1 Thực hiện chiến lược, chính

sách, KH về VSATTP 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05 2 Thực hiện văn bản quản lý 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05

3 T. hiện KH phòng ngừa, khắc phục

NĐTP, bệnh truyền qua TP 26 86,7 13 92,9 39 88,6 >0,05 4 Tr. thông GD cho nhân viên 28 93,3 14 100 42 95,5 >0,05

5 Khám tuyển, khám SK định

kỳ cho nhân viên 24 80,0 12 85,7 38 86,4 >0,05

Tính chung 26 86,7 13 78,6 39 88,6 >0,05

Kết quả bảng 3.16 cho thấy: có 88,6% cán bộ quản lý hiểu đúng về những việc phải làm để đơn vị mình phụ trách thực hiện việc đảm bảo CLVSATTP; trong đó tỷ lệ cán bộ quản lý hiểu đúng về nội dung tổ chức công tác truyền thông giáo dục cho nhân viên là cao nhất (95,5%). 90,9% cán bộ quản lý hiểu đúng về nội dung tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về VSATTP; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm, pháp luật.

Bảng 3.17. Người QL hiểu đúng về nguyên tắc thực hiện để đảm bảo CLVSATTP ở Việt Nam

TT Nội dung Nam (n=30) Nữ (n=14 ) Chung (n=44) p SL % SL % SL %

1 Ch. quyền chủ trì các H. động 30 100 14 100 44 100 >0,05 2 Y tế tham mưu thông minh 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05 3 Tuyên truyền giáo dục 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05 4 Các ngành, tổ chức tham gia 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05 5 Giám sát, thanh, kiểm tra 27 90,0 13 92,9 40 90,9 >0,05

Tính chung 28 93,3 13 92,9 41 93,2 >0,05

Kết quả bảng 3.17 cho thấy: có 93,2% cán bộ quản lý hiểu đúng về nguyên tắc để đảm bảo CLVSATTP ở Việt Nam; trong đó nguyên tắc Chính quyền phải là người chủ trì các hoạt động có tỷ lệ cán bộ quản lý hiểu đúng chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Tỷ lệ cán bộ quản lý hiểu đúng các nguyên tắc: Y tế là người tham mưu thông minh; tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng; huy động các ngành, các tổ chức tham gia đều đạt 93,2%.

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Thực trạng nhiễm khuẩn thực phẩm chế biến sẵn và nhận thức của cộng đồng ở thành phố Điện Biên Phủ năm 2009 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w