Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa. (Trang 87)

- Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn (Ghi tăng NG TSCĐ).

3.2.Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH TM TRUNG NGHĨA

3.2.Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa

TNHH TM Trung Nghĩa

Chính vai trò quan trọng của thông tin kế toán trong quản lý, chính những thành tựu và hạn chế mà công tác kế toán TSCĐ đạt được như đã nêu trên mà việc hoàn thiện kế toán TSCĐ Tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa là thực sự cần thiết. Nó nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy các mặt thuận lợi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào các chế độ quy định của nhà nước và của Bộ tài chính trong công tác kế toán thống kê đồng thời bằng trình độ hiểu biết của mình về lĩnh vực kế toán cũng nhu thực tế tại Công ty. Em xin nêu một vài ý kiến đóng góp dưới đây:

Thứ nhất là: Cần hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính. Các phần mềm kế toán máy hiện nay rất phổ biến, hiện đại và dễ sử dụng. Các phiên bản được cập nhật thường xuyên theo hệ thống văn bản về chế độ kế toán. Việc tính toán trên máy thông qua các phần mềm kế toán sẽ chuẩn xác, ít sảy ra sai sót. Người sử dụng có thể lọc thông tin theo nhiều chiều, nhiều điều kiện sẽ giúp cho công tác theo dõi TSCĐ và tình trạng sử dụng thuận tiện hơn, tiết kiệm nhân công và chi phí cho DN.

Phòng kế toán được trang bị một hệ thống máy vi tính do vậy cần có kế hoạch chuyển sang ghi chép trên máy là chủ yếu. Điều đó tạo điều kiện cho nhân viên kế toán giảm bớt đuợc khối lượng công việc, thông tin lưu trữ trên máy cũng rất an toàn và gọn nhẹ phục vụ đắc lực cho việc kiểm tra đối chiếu nhất là trong giai đoạn quyết toán quý, năm.

Khi ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán trong Công ty theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ mà Công ty đã lựa chọn, thì trình tự hạch toán được khái quát như sau:

+ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và mã hoá các thông tin kế toán bao gồm: mã hoá chứng từ, mã hoá tài khoản và mã hoá các đối tượng kế toán. Các chứng từ đã được mã hoá sẽ được nhập vào cơ sở dữ liệu theo phần mềm sử dụng tại doanh nghiệp.

+ Khi cơ sở dữ liệu đã có đầy đủ thông tin, máy tính có thể tự động truy xuất số liệu theo chương trình phần mềm kế toán cài đặt để vào sổ Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng đã được mã hoá và số liệu trên các báo cáo đến thời điểm nhập dữ liệu.

+ Cuối quý, kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử và các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, khoá sổ kế toán. Sau đó in bảng biểu, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và các báo cáo cần thiết.

Thứ hai là: Cần hoàn thiện hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ một cách đồng bộ và có hệ thống.

Công ty nên áp dụng chế độ khấu hao mới và phân bổ mức khấu hao cho từng tháng, quý, từng bộ phận hoạt động theo đúng chế độ quy định.

- Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ: Các doanh nghiệp được lựa chọn và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với tình hình hạch toán kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị theo huớng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại.

- Về việc xác định thời gian sử dụng TSCĐ: Công ty được chủ động xác định thời gian sử dụng TSCĐ theo từng năm tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bãi bỏ quy định đăng ký thời gian sử dụng TSCĐ với cơ quan tài chính (thuế).

Như vậy Công ty nên nghiên cứu và tính khấu hao TSCĐ theo chế độ mới. Đối với những TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đơn vị nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn, tạo khả năng đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

+ Khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Tỷ lệ khấu hao nhanh = Mức khấu hao năm x Giá trị còn lại của TSCĐ Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao nhanh = x

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Đến 4 năm ( từ ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm( 4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0

Trên 6 năm ( t < 6 năm ) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ ( : ) cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Đồng thời, Công ty cần phải theo dõi việc trích khấu hao của các bộ phận. Phân bổ khấu hao cho các quý phải căn cứ vào thời gian sử dụng thực tế của máy móc thiết bị. Cần phải lập bảng tính và phân bổ khấu hao nhằm theo dõi chính xác số khấu hao tăng giảm và bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ.

Bảng phân bổ được lập theo mẫu sau:

Công ty TNHH TM Trung Nghĩa

CHỈ TIÊU Tỷ lệ KH Nơi SD Toàn DN TK 154 TK 642 TK 241 NG Số KH PX I PX II ... Chi phí BH CP quản lý DN Số KH tháng trước KH tăng trong tháng này Số KH giảm trong tháng Số KH phải trích tháng trong tháng Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, Doanh nghiệp phải hạch toán tài sản vô hình khi:

+ Tài sản đó có thể tạo ra các lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.

+ Chi phí của doanh nghiệp cho tài sản đó có thể đánh giá được một cách xác thực.

Một TSCĐ vô hình ban đầu được đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá cũng được xác định tương tự như TSCĐ hữu hình. Việc hạch toán TSCĐ vô hình của chúng ta dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, song không coi chi phí nghiên cứu phát triển là một tài sản vô hình mà là chi phí được phân bổ thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh do tính không chắc chắn của các lợi ích thu được từ các chi phí đó.

Công ty TNHH TM Trung Nghĩa mới chỉ theo dõi hạch toán TSCĐ hữu hình, còn bộ phận vô hình Công ty chưa chú trọng 1 cách nghiêm túc trong hạch toán loại tài sản này. Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã vươn tới đỉnh cao thì TSCĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến ảnh hưởng của TSCĐ vô hình trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư là: Cần tiến hành trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Việc sửa chữa TSCĐ là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ và phân bổ đều chi phí vào giá thành sản phẩm. Đối với những nghiệp vụ sửa chữa mà chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, Công ty nên có kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi phí và trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu được ghi nhận, tránh trường hợp chi phí phát sinh một cách đột ngột. Các khoản chi phí này thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, việc trích trước có kế hoạch này nhằm đảm bảo cho giá thành và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ được ổn định.

Trên cơ sở số liệu kế toán năm 2013 có thể lập bảng phân tích cơ cấu TSCĐ trong Công ty như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa. (Trang 87)