- Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn (Ghi tăng NG TSCĐ).
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH TM TRUNG NGHĨA
3.1 Nhận xét chung.
+/. Về tổ chức hoạt động sản xuất
Trong cơ chế thị trường. Từ một doanh nghiệp tư nhân chuyển sang Công ty TNHH TM, tuy đã gặp nhiều khó khăn về cơ chế, vốn, trình độ năng lực quản lý nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đến nay Công ty đã khắc phục được những khó khăn và vươn lên là một trong những Công ty làm ăn có hiệu quả kinh doanh cao trong khối các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Công ty đã đạt được kết quả như vậy là nhờ:
Thứ nhất: Sự năng động và khả năng thích ứng kịp thời với điều kiện mới của ban lãnh đạo Công ty.
Thứ hai: Công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề, sáng tạo và có trách nhiệm cao đối với công việc.
Thứ ba: Có sự đổi mới công nghệ và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tạo môi trường sản xuất phù hợp yêu cầu công việc.
Sản xuất kinh doanh liên tục phát triển trên cơ sở phát huy nội lực và tinh thần tự lực tự cường, sản lượng quý sau tăng hơn quý trước, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được đổi mới theo hướng công nghiệp hóa. Trong quá trình hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty luôn giải quyết một số vấn đề như tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hoàn thiện công tác trả lương: Định mức lương, xác định đơn giá tiền lương, hoàn thiện công tác phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo tiền lương là đòn bẩy kinh tế trong Công ty.
Ngoài ra còn có sự thống nhất đoàn kết nhất trí cao trong toàn Công ty, có kinh nghiệm vượt qua khó khăn thử thách. Cán bộ công nhân được tôi luyện trong khó khăn
gian khổ và đã trưởng thành. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, không còn mặc cảm về nghề nghiệp gắn bó với đơn vị và công việc được giao để hoàn thành tốt mục tiêu tăng lợi nhuận cho Công ty và thu nhập cho các thành viên góp vốn.
+/. Về tổ chức hạch toán kế toán
a) Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty đã bố trí phân công công việc cụ thể rõ ràng cho từng phần hành và mỗi người được phân công tách biệt không có sự chồng chéo bất hợp lý. Bên cạnh đó Công ty có một đội ngũ cán bộ kế toán có chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Kết cấu bộ máy gọn nhẹ , hoạt động hiệu quả phù hợp với cơ cấu tổ chức chung của Công ty.
b) Chế độ chính sách, phương thức hạch toán kế toán
Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các chính sách về thuế, giá phù hợp. Tổ chức kế toán đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó kế toán góp phần bảo vệ tài sản của công ty, đảm bảo lực lượng sản xuất và lưu thông đạt hiệu quả cao
Với quy mô, đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ của Công ty, trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán, Công ty lựa chọn hình thức sổ Chứng từ ghi sổ là rất hợp lý ở thời điểm hiện nay, tiện lợi cho việc áp dụng kế toán máy.
+/. Về công tác kế toán TSCĐ
Công tác kế toán tại công ty nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng tuy chưa thực sự hoàn thiện, Việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh chưa thực sự kịp thời , luân chuyển chứng từ chưa khoa học và đầy đủ, tuân thủ theo quy trình. tuy nhiên nó cung cấp tương đối đầy đủ, chính xác thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có tại Công ty. Nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công nói chung trong Công ty cũng như thành công trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Do quy mô hoạt động của Công ty là tương đối rộng, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhân viên làm công tác thống kê tại các phân xưởng và các bộ phận sản xuất còn hạn chế và không đồng đều về trình độ, do vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác hạch toán và quản lý tài sản.
+/. Về hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp TSCĐ.
Khi TSCĐ trong Công ty có biến động, kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng sau đó ghi vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ theo dõi tại văn phòng Công ty, cuối tháng được ghi vào sổ TSCĐ tăng giảm trong tháng. Công ty không lập "Sổ TSCĐ" theo từng loại tài sản. Do đó ta không thể quản lý tài sản theo từng nhóm tài sản, quan trọng hơn ta không biết được hệ thống chứng từ đi kèm và tỷ lệ khấu hao đối
với từng loại TSCĐ. Điều này gây khó khăn cho việc hạch toán khấu hao, quản lý và kiểm tra các thông tin có liên quan đến TSCĐ khi cần thiết.
+/. Về phương pháp khấu hao:
Công ty đang trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng (Tài sản tăng tháng này tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm tháng này tháng sau mới thôi trích khấu hao) là không đúng với quy định hiện hành. Theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính thì TSCĐ tăng, giảm trong kỳ được tính khấu hao ngày kể từ ngày tăng, giảm TSCĐ.
Khấu hao (n) = Khấu hao (n-1) + Khấu hao tăng (n) - Khấu hao giảm (n)
Trong đó:
( A )và ( B) tính = Mức KH Tài sản tăng, giảm * Số ngày tăng, giảm C = Số khấu hao phải trích kỳ này = Số khấu hao đã trích trong kỳ trước +
Số khấu hao của những tài sản cố định tăng thêm
trong kỳ
-
Số khấu hao của những tài sản cố
định giảm đi trong kỳ này
Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán. Nhưng khấu hao tính theo cách này sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn khiến TSCĐ khó tránh khỏi hao mòn vô hình. Hơn nữa, năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi tài sản trở nên cũ lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương pháp khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới bằng mức trích khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu.
- Công ty chưa quan tâm đúng mức đến vai trò và ảnh hưởng của TSCĐ vô hình. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, TSCĐ vô hình đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
- Công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ phát sinh, Công ty tập hợp trực tiếp vào tài khoản chi phí hoặc qua tài
(B)(A) (A)
(C)
Mức khấu hao năm Số ngày trong năm tài chính
khoản 241 trong trường hợp sửa chữa nâng cấp TSCĐ và sau đó ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn đặc biệt với những TSCĐ chi phí sửa chữa lớn sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty lên đột ngột, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vì thế thông tin do công tác kế toán cung cấp có thể sẽ giảm bớt độ chính xác vốn có.