1 Máy điều hoà SAMSUNG 4 0.487.600 4.950
7.3.2: Hạch toán chi tiết giảm tài sản cố định.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế về sử dụng tài sản của Công ty cũng như thời hạn sử dụng, giá trị còn lại của TS, giá trị sử dụng thực tế của TS, thời hạn quy định của Nhà nước. Các quyết định cũng như hướng đầu tư tài sản mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà đưa đến các quyết định về nhượng bán thanh lý TS của Công ty.
• Trình tự thủ tục giảm TSCĐ:
TSCĐ của công ty giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do thanh lý (TSCĐ đã hư hỏng không sử dụng được) nhượng bán (không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả).
Khi bộ phận sử dụng xét thấy TS sử dụng không khả thi thì tiến hành viết giấy đề nghị thanh lý TSCĐ trình lên ban lãnh đạo của công ty, sau khi được giám đốc ký duyệt thì lập ban thanh lý và tiến hành thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ là căn cứ để xác nhận việc thanh lý và tiến hành ghi giảm TSCĐ.
• Chứng từ sử dụng:
+ Biên bản thanh lý TSCĐ: đây là chứng từ xác nhận việc thanh lý, căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý do thanh lý nhượng bán TSCĐ lập và phải có đầy đủ chử ký của các thành viên có liên quan
+Việc thanh lý nhượng bán TSCĐ của công ty phải có quyết định của giám đốc kèm theo biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ.
+ Hợp đồng, hoá đơn
+ Các chứng từ khác có liên quan
Lưu đồ luân chuyển chứng từ trong thanh lý TSCĐ
Đề nghị thanh lý tài sản. Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình đề giám đốc phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định. Quyết định thanh lý tài sản: Giám đốc quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài
sản. Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Giám đốc quyết định hình thức xử lý tài sản. Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản…). Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản, số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Lưu đồ 7.2: Quy trình luân chuyển chứng từ trong thanh lý TSCĐ
Ví dụ 2: Trong quý IV/2013 công ty có nhượng bán một xe toyota COROLA biển số 36M-4465 (sử dụng ở bộ phận Bán hàng), nguyên giá 160.876.000đ giá trị hao mòn tính tới thời điểm thanh lý là 80.323.000đ. Chi phí thanh lý 600.000 đ trả bằng tiền mặt. Giá trị thu hồi 100.500.000đ (trong đó thuế GTGT10%) đã thu bằng tiền gởi ngân hàng.
Khi tiến hành thanh lý tài sản Công ty lập biên bản thanh lý TS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc