ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỘP SỐ CVT
3.3.2 Puli chủ động
Hệ puli với đường kính thay đổi là trái tim của CVT. Mỗi puli tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng là 200 và đặt đối diện với nhau. Hai khối nón này có thể thay đổi khoảng cách giữa chúng, khi hai khối tách ra xa thì dây đai làm việc ngập sâu trong rãnh và bán kính làm việc của nó bị giảm. Và ngược lại thì bán kính làm việc sẽ tăng, việc thay đổi được bán kính làm việc của đai là do một nửa puli di động, một nửa cố định trên trục dọc.
Bề mặt làm việc của puli là mặt nghiêng trong tức là mặt nghiêng 200. Do có mặt nghiêng thì đai mới thay đổi hướng kính làm việc của puli tạo cho việc thay đổi tỷ số truyền.
Puli chủ động nhận năng lượng từ trục quay của động cơ hay qua bánh răng dẫn tới thì phụ thuộc vào kết cấu của CVT và truyền năng lượng đó tới puli bị động thông qua đai truyền.
Hình 3.10 Mô tả cấu tạo của puli chủ động.
Puli gồm có hai nửa: Chủ động và di động
4 5 2 6 7 3 2 1
1. Nửa cố định, 2. bi đỡ, 3. ổ đỡ, 4. Trục đồng tâm, 5. Lò xo ép, 6. Màng, 7. Nửa puli di động o Nửa puli cố định. 4 3 1 2
Hình 3.12 Cấu tạo của nửa puli cố định. 1.Nửa puli, 2. ổ bi, 3. trục đồng tâm, 4. trục đỡ.
Nửa puli cố định này nhận chuyển động quay từ trục đỡ 4 thông qua bánh răng ăn khớp, bánh răng ngoài trên trục đỡ 4 và bánh răng trong trên nửa puli cố định. Nửa di động có thể trượt trên nửa cố định thông qua dầu bôi trơn.
o Nửa di động. 1 3 4 5 2
Hình: 3.13 Cấu tạo của nửa puli di động.
1.nửa puli di động, 2.nửa puli cố định, 3.bầu thủy lực, 4.ổ bi, 5.lò xo.