Truyền động vô cấp hỗn hợp (biến tốc thủy lực và cơ khí ).

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE ÔTÔ DU LỊCH (Trang 32)

 Sơ đồ nguyên lý:

Hộp số hỗn hợp là hộp số kết hợp hai dạng truyền đông có cấp và vô cấp hoặc truyền động cơ khí và thủy lực..

Hình 1.14. Hộp số hỗn hợp.

1.trục khuỷu động cơ; 2.Trục sơ cấp; 3,5.Li hợp ma sát; 4,6. Phanh dải; 7. Tang hay trống phanh; 8,10,15.Bánh răng hành tinh (10 và 15 có ba cặp bánh răng ăn khớp với nhau); 9. Bánh răng ngoại luân (bánh răng có răng trong); 11,14. Bánh răng trung tâm (bánh răng mặt trời); 12. Bánh răng trung gian; 13.Trục thứ cấp; 16. Vỏ biến mô thủy lực; 17. Khớp một chiều; 18. Khóa li hợp (nối, ngắt bánh bơm và bánh tua bin); 19. Biến mô.

 Nguyên lý làm việc.

Khi hộp số hỗn hợp làm việc, ngoài sự biến đổi vô cấp của bộ biến mô (BMM), còn có sự biến đổi có cấp của cơ cấu hành tinh với 3 số tiến với 1 số lùi.

o Ba số tiến  Số 1

Muốn có số 1, để xe bắt đầu lăn bánh, ta phải đóng li hợp ma sát 3 và hãm phanh 6, tang hay trống phanh 7 đứng yên, li hợp ma sát 5 và phanh 4 mở. Mô men xoắn truyền từ trục khuỷu động cơ 1, qua biến mô 19, trục sơ cấp hay trục của bánh

răng tua bin 2, li hợp ma sát 3, trục trung gian 12, bánh trung tâm (mặt trời) 11, bánh răng hành tinh 15 và 10, tới bánh răng ăn khớp trong hay bánh răng ngoại luân 9 làm trục thứ cấp 13 quay. Lúc này bánh răng mặt trời 14 quay không (tự do) do tang hay giá 7 đứng yên.

 Số 2.

Muốn có số 2 để xe chạy nhanh hơn, li hợp ma sát 3 vẫn làm việc và hãm phanh 4 đồng thời nhả phanh 6 (li hợp ma sát 5 vẫn mở). Mô men xoắn truyền từ trục khuỷu động cơ 1, qua biến mô 19, trục sơ cấp 2, li hợp ma sát 3, trục trung gian 12, bánh răng mặt trời 11, cặp bánh răng hành tinh 15 và 10 đến bánh răng ngoại luân 9. Làm trục thứ cấp 13 quay, lúc này bánh răng 8 (cùng đường kính và liền khối với bánh răng hành tinh 10) lăn trên bánh răng mặt trời 14, làm tốc độ quay của trục thứ cấp 13 tăng lên.

 Số 3.

Muốn có số 3 hay số truyền thẳng, để xe chạy nhanh hơn nữa, li hợp ma sát 3 vẫn đóng, đồng thời đóng tiếp li hợp ma sát 5. Lúc này, hai bánh răng mặt trời 11 và 14 quay cùng tốc độ, truyền động hành tinh bị khóa lại hay không có chuyển động tương đối giữa bánh răng hành tinh 8 với bánh răng mặt trời 14. Kết quả này, làm cho trục thứ cấp 13 quay cùng tốc độ với trục trung gian 12, tức là tỷ số truyền của cơ cấu hành tinh bằng 1.

 Một số lùi.

Muốn cho xe chạy ở số lùi, phải đóng li hợp ma sát 5 và nhả phanh 6. Khi đó mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ 1, truyền qua biến mô 19, trục sơ cấp 2, li hợp ma sát 5, bánh răng mặt trời 14, bánh răng hành tinh 8, bánh răng mặt trời 10 và bánh răng ngoại luân 9 làm cho trục thứ cấp 13 quay theo chiều ngược lại. Lúc này bánh răng hành tinh 15 và bánh răng mặt trời 11 quay tự do.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE ÔTÔ DU LỊCH (Trang 32)