Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển của công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 38)

Trong những năm vừa qua, công ty Thực phẩm Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh. Kế thừa những kết quả đã đạt được, công ty chủ trương kiên trì theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra để ngày càng tiến những bước vững chắc để đi tới thành công.

Trước hết, công ty vẫn xác định mục tiêu khuých trương thương thương hiệu, sản phẩm càng ngày càng được người tiêu dùng biết đến và đón nhận. Trước thị trường cạnh tranh với nhiều hàng thực phẩm mới xuất hiện và có uy tín, công ty vẫn mong muốn tăng thị phần, mở rộng phạm vi tiêu thụ, hướng tới đối tượng khách hàng là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình khá. Công ty đang xúc tiến quảng cáo thương hiệu và gây dựng mối quan hệ lâu dài bền vững với các đại lý, trung tâm thương mại lớn, các siêu thị trên khắp địa bàn nội và ngoại thành, đồng thời mở rộng thêm mối quan hệ với các đối tượng mới đang xây dựng .

1.1. Dự báo về xu thế vận động và phát triển của thị trường hàng nông sản thế giới đến năm 2015 sản thế giới đến năm 2015

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), trong những năm tới sản lượng nông nghiệp thế giới sẽ tăng kịp với mức độ tăng của cầu, làm giảm sức ép tăng giá của một số mặt hàng nông sản. Mua bán nông sản của thế giới sẽ sáng sủa hơn khi kinh tế của các nước Đông á, các nước phát triển phục hồi và có tăng trưởng như cũ. Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản sẽ tăng mạnh ở một số thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Mỹ La tinh, Bắc Phi và Trung Đông.

Thu nhập trên đầu người tăng với mức độ cao ở các nước đang phát triển dẫn đến nhu cầu nông sản tăng, kéo theo mức tăng trưởng chung vế cầu các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới. Trong khi đó, ở các nước phát triển có mức tiêu dùng cao và đã phần nào bão hoà, cùng với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ khiến tốc độ tăng của cầu hàng nông sản vào những thị trường này không có sự thay đổi đáng kể. Dự báo nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ đạt khoảng 320 tỷ USD, chiếm 51% tổng nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu vào năm 2014, năm 2018 sẽ vào khoảng 344,5 tỷ USD chiếm 58% lượng NK nông sản thế giới. Cầu NK tăng mạnh ở các nước đang phát triển, dự báo năm 2014 sẽ là 16 tỷ USD và năm 2015 sẽ là 21 tỷ USD.

Giá hàng nông sản sẽ có nhưng biến động trong thời gian tới. Dự báo giá một số mặt hàng lương thực sẽ tăng mạnh do dự trữ giảm, giá ngũ cốc sẽ tăng từ 2,7 % đên 6,0 % so với thập kỷ trước, giá các mặt hàng thực phẩm khác cũng có thể tăng nhưng tăng nhẹ hơn.

* Triển vọng thị trường đối với một số mặt hàng nông sản chính: (Chỉ những mặt hàng liên quan đến những mặt hàng kinh doanh của công ty Thực phẩm Hà Nội)

- Thị trường thịt thế giới:

Trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, sản xuất tiêu thụ và thương mại thịt toàn cầu có nhịp độ gia tăng khá cao, dặc biệt đối với thịt gia cầm. Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế Châu Á và suy thoái kinh tế ở Nga – nước nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới- đã ảnh hưởng đến thị trường thị thế giới. Tuy nhiên triển vọng thị trường thịt thế giới, đặc biệt đối với thịt gia cầm và thịt lợn trong giai đoạn dự báo sẽ sáng sủa hơn nhờ khả năng phục hồi kinh tế và chính sách mở cửa thị trường của các nước.

Dự báo xuất khẩu thịt thế giới sẽ tăng bình quân 3,5% trong giai đoạn 2010–2015, đạt 45,4 triệu tấn năm 2015 và 3,35%/năm trong giai đoạn 2008– 2012, đạt 62,9 triệu tấn năm 2015. Tỷ trọng sản lượng thịt dành cho XK sẽ tăng 8,2% năm 2015. Trong đó XK thịt lợn có nhịp độ tăng khá hơn so với

thịt cừu và thịt bò, nhưng chỉ đạt tốc độ bình quân tăng 3,9%/năm trong giai đoạn 2008–2012, đạt 7,45 triệu tấn năm 2015. Dự báo trong giai đoạn 2013– 2015, XK thịt gia cầm thế giới sẽ tăng bình quân 8,7%/năm và đạt 12,34 triệu tấn năm 2012, tương tự trong giai đoạn 2013–2015 là 6,5%/năm và đạt mức XK 22,93 triệu tấn năm 2015

Triển vọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập ở khu vực các nước đang phát triển sẽ tăng tiêu thụ các sản lượng thịt và nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao, đặc biệt là NK thịt vào các nước Singapore, Hàn Quốc, Nga... sẽ tăng mạnh. Dự báo NK thịt năm 2015 đạt 29,26 triệu tấn, tương tự NK thịt lợn là 7,39 triệu tần và 7,72 triệu tấn, NK gia cầm là 13,37 triệu tấn và 12,9 triệu tấn.

- Thị trường hạt tiêu: Dự báo năm 2005 sản lượng hạt tiêu trên thế giới là 567,7 ngàn tấn với nhịp độ tăng bình quân là 1. 4%/năm trong giai đoạn 2012– 2015, đến năm 2018 sẽ đạt 448 ngàn tấn với nhịp độ tăng bình quân 3,2%/năm giai đoạn 2013 – 2015.

Nhìn chung, giá cả hạt tiêu trên thị trường thế giới thường dao động mạnh do tác động của yếu tố mùa vụ lên sản lượng. Xu hướng giảm giá trên thị trường trong những năm gần đây sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới, nhưng sau đó sẽ phục hồi chút ít do sự thiếu hụt trong dự trữ. Dự báo bán hạt tiêu đen sẽ ở mức 12.800USD/tấn vào năm 2015 tăng khoảng dưới 1% so với mức giá năm 2011, giá hạt tiêu trắng vẫn duy trì ở mức cao hơn so với hạt tiêu đen khoảng 45%.

- Thị trường cà phê:

Dự báo nhu cầu tiêu dùng cà phê trong giai đoạn dự báo sẽ có nhịp độ tăng chậm hơn so với mức tăng sản lượng, đạt mức tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2000– 2010. Do đó, xu hướng giá cà phê trên thị trường thế giới khó có thể phục hồi được ở mức giá cao vào giữa những năm 90. Năm 1995, trên thị trường thế giới, giá cà phê Arbrica là 3. 240 USD/tấn và năm

1999 mức giá xuống thấp là 2. 420 USD/tấn. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức giá cà phê Arbrica năm 2005 sẽ là 2. 540 USD/tấn. Châu Âu vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất, bằng 52% mức tiêu dùng thế giới, các nước Bắc Mỹ chiếm 24%, Nhật Bản chiếm 9%.

* Triển vọng thị trường đối với mặt hàng thuỷ sản:

So với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trong thập kỷ qua, thuỷ sản có xu hướng tăng giá ổn định và có mức tăng cao hơn. Trong giai đoạn 2009 – 2012, giá thuỷ sản trên thị trường thế giới tăng bình quân năm 7,4%/năm. Dự báo, xu hướng giá hàng thuỷ sản sẽ tiếp tục tăng do áp lực trong quan hệ cung- cầu trong giai đoạn dự báo. Trong giai đoạn 2010- 2012, giá thuỷ sản sẽ tăng với nhịp độ bình quân 3,6%/năm và trong giai đoạn 2013– 2015 là 3,7%/năm.

Xu hướng giá thuỷ sản tại các thị trường tiêu thụ chính: tại Nhật, nhịp độ tăng giá thuỷ sản có thể sẽ cao hơn so với mức chung, đạt bình quân 3,8%/năm trong giai đoạn dự báo, tại các nước Tây Âu là 3,7%/năm, tại khu vực Bắc Mỹ chỉ là 3,5%/năm.

1.2. Một số dự báo thị trường ngành hàng thực phẩm và thị trường của Công ty Thực phẩm Hà Nội đến2015 của Công ty Thực phẩm Hà Nội đến2015

Hà Nội là trung tâm Kinh tế - Văn hoá - Chính trị - Xã hội của cả nước, có quá trình phát triển lịch sử lâu dài và ngày càng được nhiều nước quan tâm, biết đến. Hà Nội có rất nhiều lợi thế về điều kiện địa lý, giao dịch trong nước cũng như quốc tế, có hệ thống giao thông vận tải, lưu chuyển hàng hoá dịch vụ thuận lợi tới các địa bàn thị trường khác. Là một trong những thị trường lớn nhất của cả nước, Hà Nội có trình độ phát triển cao hơn nhiều vùng khác về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ, có lực lượng lao động tri thức và tay nghề cao có nhiều khả năng hợp tác khoa học – công nghệ – thông tin – quản lý... thụân lợi cho phát triển thương mại – dịch vụ...

trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều khả năng để phát huy lợi ích cơ hội từ hội nhập, hiểu được vai trò quan trọng của thị trường hàng nông sản thực phẩm, đã nghiên cứu xu thế vận động và phát triển của thị trường hàng nông sản Hà Nội để đề ra những mục tiêu phát triển mở rộng thị trường này trong thời gian tới khái quát như sau:

Dưới xu thế hội nhập, hàng hoá sẽ có xu hướng tăng lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, các mặt hàng nông sản thực phẩm chất lượng cao sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, nhất là đối với một số loại thực phẩm sạch như rau sạch, thịt sạch, các loại thực phẩm, rau quả nhập từ nước ngoài. Do đó, nhằm cạnh tranh với hàng hoá được nhập từ nước ngoài, hàng nông sản Việt nam sẽ được chú trọng nghiên cứu, nâng cao chất lượng, lai tạo và nhân giống mới. Mặc dù vậy, gía thịt lợn và thịt gia cầm sẽ tăng thấp hơn.

Về hạt tiêu, giá hạt tiêu trắng sẽ tăng cao hơn so với hạt tiêu đen nhưng xu hướng chung sẽ giảm giá trong vài năm tới.

Về thuỷ sản, dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội sẽ tăng nhanh. Vì vậy, thuỷ sản sẽ được tiêu thụ mạnh, giá cả sẽ có đôi chút chênh lệch.

Nhìn chung, thị trường hàng nông sản Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dự báo ngắn và trung hạn, có thể tổng hợp một số dự báo thị trường ngành hàng thực phẩm nói chung và thị trường của công ty Thực phẩm Hà Nội nói riêng đến 2012 như sau: (Xem bảng 9)

STT CHỈ TIÊU DỰ BÁO ĐVỊ TOÀN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI NỘI THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 2010 2012 2010 2012 1. Tổng cầu thị trường bán lẻ Tỷ VNĐ 1000 2500 200 250

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w