Các nhóm chức tồn tại trên than hoạt tính và than hoạt tính oxi hóa được xác định bằng phổ hấp thụ hồng ngoại. Do mẫu ở dạng rắn thường khuếch tán ánh sáng mạnh, nên để có một lớp khuếch tán ánh sáng ít, thuận lợi cho quá trình đo người ta dùng phương pháp nghiền chất với bột KBr tinh khiết. KBr không hấp thụ trong
Hình 3.1 : Phổ hồng ngoại của than hoạt tính Trà Bắc.
Kết quả phổ hồng ngoại cho thấy trên than hoạt tính chủ yếu là các liên kết -
O-H của nước kết tinh (3732cm-1), liên kết C-H (2887cm-1
), CH-O- (3014 cm-1),
C=C của vòng thơm (1529 cm-1). Trong than hoạt tính bình thường này không có
các số sóng có chứa liên kết của nhóm axit -COOH.
Hình 3.3 : Phổ hồng ngoại của than hoạt tính đã ôxi hóa AC-2(Mn1%).
Hình 3.4 : Phổ hồng ngoại của than hoạt tính đã ôxi hóa AC-2 (Mn3%).
Hình 3.6 : Phổ hồng ngoại của than hoạt tính đã ôxi hóa AC3 (3% +3%).
Từ kết quả phổ hồng ngoại cho thấy trên than biến tính đã tồn tại các liên kết
-OH (3421 cm-1), -C=O(1717 cm-1), -COO-(1569 cm-1), -C-O(1159cm-1), các
liên kết này được giả thiết là do trên bề mặt than oxi hóa có tồn tại nhóm chức –
COOH của axit cacboxylic được tạo ra trong quá trình oxi hóa than bằng KMnO4/
H2SO4, C0 đó bị oxi hóa thành C+3 trong nhóm –COOH. Ngoài ra, ta còn quan sát
thấy có các số sóng có giá trị từ 580 - 460 cm-1, số sóng này được giả thiết là do trên
bề mặt than hoạt tính đã biến tính có chứa các liên kết M- O ( M ở đây là Mn và
Fe), có liên kết -O-O - peroxide (929 - 927 cm-1). Điều này có thể dự đoán trên bề
mặt than hoạt tính biến tính đã hình thành các nhóm MnO2 và FeOOH.
Trong than hoạt tính bình thường ta thấy không có các số sóng như trên nên trên bề mặt than hoạt tính không tồn tại nhóm chức –COOH
Từ phổ hồng ngoại của than oxi hóa ta cũng thấy rằng không tồn tại nhóm
chức SO42- (1420 – 1330cm-1) quá trình rửa than chúng tôi đã loại bỏ được hoàn
toàn lượng axit dư sau khi biến tính.