3. Đánh giá tổng quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên.
3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
- Mặc dù cơ chế quản lý cũ đã bị xoá bỏ xong tàn dư của nó vẫn còn tồn tại nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước cụ thể như cách tư duy về hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, bệnh quan liêu, thiếu tính thực tiễn, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp vẫn còn cồng kềnh, hoạt động mang nặng tư tưởng trông chờ vào cự bảo hộ của Nhà nước.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước vẫn chưa thực sự thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá, Nhà nước chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp như việc đầu tư vốn san bằng, nhỏ giọt, các chính sách về thuế, tín dụng chưa hợp lý như chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư nhất là vốn dài hạn, thuế nguyên liệu đầu vào vẫn còn cao như thuế của các loại sợi nhập ngoại. Những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Chính sách vĩ mô của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, nhà nước chưa có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
3.3.2Nguyên nhân chủ quan
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy được thực hiện đầy đủ qua nhiều công đoạn nhưng yêu cầu kiểm tra vẫn chưa đạt được. Do cơ chế quản lý chất lượng chưa có tính hệ thống và khoa học như việc kiểm tra vải vẫn sử dụng các công cụ thô sơ, trực quan.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị trong công ty để thực hiện các nhiệm vụ tiêu thụ còn chưa chặt chẽ, kịp thời. Các bộ phận chỉ chú tâm vào công việc riêng của mình mà thiếu sự phối hợp với các bộ phận khác như phòng kỹ thuật đầu tư chậm cải tiến các loại sản phẩm theo yêu cầu thị trường
- Tác phong công nghiệp, linh hoạt trong công việc đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng chưa thể hiện đồng nhất giữa các đơn vị và từng cán bộ công nhân viên đã làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Với cán bộ nhân viên phụ trách khâu tiêu thụ sản phẩm chưa hiểu rõ được vai trò của công tác nghiên cứu thị trường, các chính sách xúc tiến tiêu thụ, các công cụ cạnh tranh quan trọng như giá bán, chất lượng sản phẩm.
- Sự quản lý, giám sát và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu, tổ chức lao động, vận hành thiết bị, sử dụng điện năng của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị sản xuất tuy được chú ý song vẫn còn nhiều lãng phí. Điều này đã góp phần làm tăng giá thành sản phẩm vốn đã cao lại càng cao hơn.
- Hệ thống máy móc thiết bị của công ty rất lạc hậu phần lớn được trang bị từ những năm 1960, 1970. Các máy móc này làm tiêu hao nhiều nguyên vật liệu chất lượng sản phẩm không ổn định.