3. Đánh giá tổng quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
3.1. Đánh giá những thành tựu đạt được
Mặc dù trong thời gian qua công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh của các đối thủ, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, song bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ
công nhân viên, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng.
Từ số liệu ở biểu 1 cho ta một cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản như giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhờ đó mà công ty đã gia tăng được mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao được đời sống cán bộ công nhân viên thể hiện ở mức tăng thu nhập bình quân.
Để đạt được những kết quả quan trọng này một phần chính là do công ty đã làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Điều này có thể được chứng minh bằng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
a.Tốc độ tăng doanh thu (K):
Qua số liệu biểu 13 ta thấy, ngoại trừ năm 1999 có sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng doanh thu đều đạt cao năm 2000 là 118,8%, năm 2001 đạt 137%.
b. Hệ số tiêu thụ sản phẩm (Ht)
Hệ số này cho biết lượng sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ so với lượng sản phẩm sản xuất ra được tính bằng tỉ số giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với giá trị tổng sản lượng. Căn cứ vào số liệu ở biểu 12 hệ số tiêu thụ được tính toán ở biểu 13. Ta thấy hệ số này có sự gia tăng từ sau năm 1999 và đạt cao nhất vào năm 2001 là 1,191, kết quả này hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ tăng doanh thu 137%.
c.Hệ số quay kho (Hq).
Hệ số này cũng phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tính bằng tỉ số giữa số sản phẩm phẩm tiêu thụ và số sản phẩm tồn kho trong mỗi kỳ kinh doanh. Từ số liệu biểu 12 có thể tính hệ số quay kho cho các sản phẩm chính (biểu13). Ta thấy ngoài sản phẩm vải các loại, các sản phẩm vải mành và sợi có hệ số quay kho cao, đặc biệt vải mành năm 1998 Hq=1,71 thì năm 2001 Hq=25,24 cho thấy khả năng tổ chức tiêu thụ vải mành là rất tốt.
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.Giá trị tổng sản lượng triệu đồng 29.908 26.573 33.698 42.779
2.Doanh thu tiêu thụ. triệu đồng 32.120 31.268 37.179 50.937
3.Lợi nhuận. triệu đồng 126,8 140 325 374
4.Tổng vốn kinh doanh triệu đồng 13.037 14.245 19.618 20.974
5.Tồn kho. 5.1.Vải các loại m 348.700 269.511 331.405 218.606 5.2.Sợi xe. Kg 6.195 2.604 5.148 4.750 5.3.Vải mành Kg 12.916 12.497 38.903 18.501
Biểu 13: Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu Kí hiệu 1998 1999 2000 2001
1.Tốc độ tăng doanh thu K 123,5% 97,4% 118,8% 137%
2.Hệ số tiêu thụ sản phẩm Ht 1,037 1,177 1,103 1,191 3.Hệ số quay kho Hq -Vải các loại 7,51 8,62 5,34 6,56 -Sợi xe 8,7 10,45 21,56 19,09 -Mành 1,2 1,71 3,92 25,24 4.Hệ số quay vòng vốn kinh doanh Hv 2,464 2,195 1,895 2,434
5.Tỷ suất lợi nhuận 0,395% 0,45% 0,87% 0,73%
Hệ số này phản ánh giá trị doanh thu mà một đồng vốn tạo ra, được tính bởi tỷ lệ doanh thu tiêu thụ so với tổng vốn kinh doanh. Hệ số này được tính ở biểu 13
cho thấy từ năm 2000 Hv tuy có giảm sút so với năm 1998 và 1999 song đã phục hồi lại và đạt mức cao ở năm 2001 là 2,432
e.Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, nó phản ánh kết quả về mặt chất của công tác tiêu thụ. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua biểu 17 ta thấy tỷ suất này đã có sự gia tăng đáng kể ở các năm 2000, 2001 so với các năm trước.
Vậy do đâu mà công ty đạt được những kết quả đáng kể như vậy trong tiêu thụ sản phẩm, có thể kể đến một số yếu tố tác động sau:
- Công ty luôn chú trọng giữ vững uy tín chất lượng sản phẩm, luôn cải tiến, hoàn thiện sản phẩm ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường từ đó đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước.
- Thực hiên đa dạng hóa sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ sản phẩm thay thế bằng những sản phẩm mới mà thị trường đang có nhu cầu.
- Tìm kiếm và xác định được các đối thủ cạnh tranh và có những biện pháp ứng xử thích hợp