Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trắ địa lý

Tuân Chắnh là xã đồng bằng nằm ở phắa Tây Nam của huyện Vĩnh Tường, cách trung tâm huyện Vĩnh Tường 3km, với diện tắch tự nhiên là 651,20 ha có vị trắ địa lý như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phắa Bắc giáp xã Thượng Trưng -

- - -

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tuân Chắnh là xã đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, độ chênh cao giữa các vùng không lớn, do độ cao trung bình so với mặt nước biển là 9,8m - 10,2m, trên địa bàn xã lại có một số ao, hồ tự nhiên nên rất thuận lợi cho việc tiêu úng về mùa mưa và cung cấp nước về mùa khô hạn.

Đất đai xã Tuân Chắnh được ngăn cách với khu vực ven sông bởi tuyến đê bao Trung ương phắa Nam của xã (chỉ có phần diện tắch nhỏ giáp xã Vĩnh Thịnh thuộc đất ven sông), do vậy đất đai xã thuộc phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình, có một số nơi là cát pha. Nhìn chung, đất đai của xã có độ phì tự nhiên cao, thuộc loại đất có giá trị kinh tế cao, đất tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng.

3.1.1.3 Khắ hậu

Tuân Chắnh là xã thuộc khắ hậu đồng bằng Châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi. Có khắ hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Theo kết quả của trạm khắ tượng thủy văn thì:

- Nhiệt độ bình quân năm của xã vào khoảng 26-270C; nhiệt độ cao nhất là 390C, thấp nhất là 120C (cao nhất là tháng 6,7,8; thấp nhất là tháng 1,2,3).

- Độ ẩm không khắ bình quân năm vào khoảng 80-85%; - Số giờ nắng trung bình vào khoảng 1600-1650 giờ; - Lượng mưa trung bình năm khoảng 1450-1500mm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ ẩm không khắ trung bình hàng năm vào khoảng 85%.

3.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thủy văn của xă Tuân Chắnh phụ thuộc nhiều vào lượng nước lên, xuống của sông Hồng. Tuân Chắnh có 2 hệ thống kênh mương:

- Mương tưới gồm 24 tuyến có chiều dài 22.922 m. - Mương tiêu gồm 19 tuyến có chiều dài 16.705 m.

Ngoài ra xã còn có 69,73 ha đầm, hồ, ao nên có điều kiện giữ nước trong lúc khô hạn để phục vụ sản xuất cho vụ xuân.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Xã Tuân Chắnh có diện tắch tự nhiên là 651,20 ha, trong đó: diện tắch đất nông nghiệp là 457,87 ha, diện tắch đất phi nông nghiệp là 193,33 ha. Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai trên địa bàn xã chủ yếu có nguồn gốc được hình thành từ phù sa bồi đắp và là

lượng đất nhưng nhìn chung đất đai nhất là đất nông nghiệp vẫn có thể cho phép thâm canh cao, phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu bởi các ao, hồ, đầm và nước kênh Liễn Sơn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về sinh hoạt, 100% người dân thường dùng nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa, chưa có hệ thống cấp nước sạch.

- Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú, có chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Tuy nhiên, vào mùa khô, nguồn tài nguyên này lại rất hạn chế gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tài nguyên nhân văn

Tuân

6.840 nhân khẩu và có 2.041 hộ. Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tắnh cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chắnh quyền và nhân dân trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng xã Tuân Chắnh giàu, đẹp, văn minh.

.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Nhìn chung, xã Tuân Chắnh vẫn là xã nông nghiệp đơn thuần, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình đô thị hóa, dịch vụ chưa thực sự phát triển nên điều kiện môi trường vẫn còn ở trạng thái trong lành, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường chung của toàn xã và khu vực xung quanh.

Với sự quan tâm của đảng bộ, chắnh quyền địa phương xã đã xây dựng các bãi rác tập trung, giúp cho công tác thu gom cũng như xử lý chất thải nhìn chung đảm bảo vệ sinh.

Về môi trường sinh thái của xã chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng, vẫn còn giữ được sắc thái tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)