Mô hình cấu trúc dữ liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 46)

3.3.1. Tổ chức cơ sở dữ liệu

Bản đồ nền địa hình chuẩn VN2000 (đã số hóa) do Tổng cục Địa chính nay là Bộ TN&MT ban hành là lớp nền địa lý trong quá trình xây dựng CSDL. Tỷ lệ bản đồ nền (dùng xây dựng bản đồ đất) và bản đồ gốc đất chính thức là 1/50.000.

CSDL mang tính thống nhất, tập trung trên nền HTTTĐL nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng và bảo vệ đất. CSDL được xây dựng là một bộ CSDL không gian với các đặc tính: Cung cấp các loại dữ liệu không gian trong mô hình dữ liệu và ngôn ngữ truy vấn; Hỗ trợ các loại dữ liệu không gian, lập chỉ mục không gian và các giải thuật phân tích không gian. CSDL gồm 2 hợp phần chính:

- CSDL không gian, còn gọi là CSDL địa lý: dữ liệu thể hiện ở dạng bản đồ với hai dạng cấu trúc đó là raster và vectơ. Dữ liệu không gian thường được tổ chức thành từng lớp đối tượng. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất.

- CSDL phi không gian: số liệu được tổng hợp dưới dạng bảng biểu. Thường được dùng để mô tả đối tượng. Để quản lý dữ liệu thuộc tính của đối tượng địa lý trong CSDL, GIS đã sử dụng phương pháp gán các giá trị thuộc tính cho các đối tượng thông qua bảng số liệu.

Phần lớn các số liệu thu thập từ các nguồn thống kê, điều tra đều ở khuôn dạng bảng tính EXCEL, khi nhập vào CSDL phải được chuyển đổi vào khuôn dạng xBase cho phép tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu, đồng thời tương thích với cấu trúc liên hệ của dữ liệu thuộc tính trong CSDL bản đồ, tạo thuận lợi cho việc kết nối CSDL bản đồ và CSDL phi không gian.Theo quy mô dữ liệu nó được phân chia thành cấp hành chính để quản lý.

39

3.3.2. Mô hình cấu trúc dữ liệu

Mô hình dữ liệu là một cấu trúc cơ bản của dữ liệu được thiết kế sao cho việc khai thác và xử lý thuận tiện nhất. Tư liệu không gian phải được trình bày và lưu trữ một cách riêng biệt trong môi trường GIS cùng với các thuộc tính của chúng để tạo thành các file dữ liệu.

Cấu trúc dữ liệu không gian: đề tài sử dụng cấu trúc dữ liệu dạng vectơ. Cấu trúc vectơ mô tả vị trí và phạm vi của đối tượng không gian bằng tọa độ kết hợp hình học gồm: nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng. Khi đó các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng (điểm, đường, vùng) tương ứng là các lớp dữ liệu mô tả chúng.

Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: đề tài sử dụng cấu trúc dữ liệu quan hệ. Dữ liệu được lưu trữ trong các bản ghi (record) là tập hợp thông tin của một đối tượng theo một khuôn mẫu quy định trước. Mỗi record đặc trưng cho một đối tượng địa lý, mỗi cột của bảng tương ứng với một kiểu thuộc tính của đối tượng đó. Khi đó, mỗi một record có một mã index để nhận dạng, liên kết đối tượng qua các bảng quan hệ với nhau thông qua mã này. Cấu trúc quan hệ này rất linh hoạt cho phép tìm kiếm truy vấn đối tượng một cách nhanh chóng bằng nhiều khóa hoặc trên nhiều lớp dữ liệu. Đồng thời có thể tổ chức, bổ sung dữ liệu một cách dễ dàng.

Mô hình tổ chức dữ liệu: Bộ CSDL GIS về tài nguyên đất và các thông tin liên ngành bổ trợ được xây dựng thành 2 phần, đó là: CSDL nền và CSDL chuyên đề. CSDL nền là những dữ liệu mà trong cùng một địa bàn đều cần đến hay là những lớp thông tin giống nhau cần thiết trong xây dựng dữ liệu chuyên đề.

Hình 4: Mô hình tổ chức dữ liệu CSDL GIS CSDL nền Ranh giới, hành chính Địa hình Giao thông Thủy văn CSDL chuyê n đề Tài nguyên đất Hiện trạng sử dụng đất Thích nghi đất đai Địa chất khoáng sản Thảm thực vật

40

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 46)