Truy vấn dữ liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 65)

a. Hàm và biểu thức trong MapInfo

Hàm được thực hiện thông qua biểu thức. Biểu thức cho phép sử dụng một lúc nhiều hàm thông qua việc phối hợp chúng với nhau nhờ các phép toán cũng như từ khóa. Việc sử dụng một hàm số đơn lẻ thường chỉ cho ta những kết quả đơn giản, còn khi phối hợp nhiều hàm số trong một biểu thức có thể cho ra những kết quả tìm kiếm nâng cao đồng thời rút ngắn được nhiều bước trong quá trình phân tích thông tin dữ liệu. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng các hàm và biểu thức trong từng trường hợp cụ thể.

Hàm và biểu thức có thể được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng của MapInfo. Ta có thể sử dụng hàm trong các lệnh: Select, SQL Select, Update Column, Create Thematic Map Layer Control. Việc sử dụng hàm gần như không có giới hạn vì chúng có thể sử dụng vào việc tìm kiếm, phân tích thông tin, làm chú giải, thay đổi, cập nhật thông tin, hiển thị bản đồ theo mục đích người sử dụng,…

58

Hàm trong MapInfo được chia thành một số nhóm khác nhau đó là: hàm toán học, hàm tổng hợp số liệu, hàm trả về giá trị là vật thể đồ họa, hàm trả về các tính toán địa lý, hàm ngày tháng, hàm về chuỗi. Tùy từng mục đích nghiên cứu sử dụng mà các hàm tương ứng sẽ được sử dụng trong truy vấn dữ liệu cụ thể. Các hàm sẽ được liên kết với nhau thông qua các toán tử (như: =, <>, <, >, <=, +, -, *, /, and, or, not, obj, contains,…) và các từ khóa (như: any, all, in, between), để từ đó phối hợp với nhau trong biểu thức. Ứng dụng của các hàm sẽ được trình bày trong phần truy vấn dữ liệu trong các trường hợp cụ thể dưới đây.

b. Truy vấn dữ liệu

Thực hiện truy vấn dữ liệu nhằm mục đích trả lời các câu hỏi về đối tượng, tìm kiếm, thống kê, truy xuất,… cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Khi xây dựng câu lệnh truy vấn sẽ tạo ra một lớp dữ liệu thuộc tính theo đúng điều kiện cần truy xuất của người sử dụng. Câu truy vấn có thể tạo lập từ thông tin của các trường dữ liệu trong một lớp dữ liệu, hoặc từ nhiều lớp dữ liệu với nhau để tìm kiếm đối tượng theo một điều kiện nào đó.

Sau khi thực hiện một truy vấn, MapInfo sẽ tìm kiếm các đối tượng thoải mãn với điều kiện truy vấn và tạo ra một lớp dữ liệu tạm thời trong bộ nhớ máy tính và các lớp dữ liệu này mất đi khi ta thoát khỏi MapInfo.

Truy vấn đơn giản (hay tìm kiếm đơn giản)

Sử dụng lệnh Select, với lệnh này chúng ta sẽ thực hiện truy vấn trên 1 lớp dữ liệu với một hay nhiều trường thuộc tính. Với chức năng Select chúng ta xây dựng được một lớp dữ liệu mới thỏa theo điều kiện đã đặt ra, lớp dữ liệu này thường ít đối tượng hơn nhưng giữ nguyên cấu trúc của bảng dữ liệu ban đầu.

Ví dụ 1: Thực hiện trên 1 trường dữ liệu, ta sẽ đi tìm đối tượng là những khoanh đất có diện tích trên 300 ha. Tiến hành nạp thông số cho hộp thoại Select và thu được bảng dữ liệu mới cần tìm kiếm như sau:

59

Ví dụ 2: Thực hiện trên 3 trường dữ liệu, ta sẽ đi tìm đối tượng là những khoanh đất có mức độ thích nghi đối với các loại sử dụng đất Chuyên lúa, Rau màu, Hoa cây cảnh lần lượt là S2, N, S3. Tiến hành nạp thông số cho hộp thoại Select và thu được bảng dữ liệu mới cần tìm kiếm như sau:

Hình 15: Kết quả truy vấn trên nhiều trường dữ liệu

Truy vấn dữ liệu dạng phức tạp (SQL)

SQL được viết tắt từ Structured Query Language (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) được xây dựng nhằm mục đích truy vấn đối tượng bằng các lệnh đối với một hay nhiều lớp dữ liệu với nhau.

SQL thực chất là một cách truy xuất dữ liệu độc lập có từ lâu trong các hệ CSDL khác trước khi có MapInfo. Phép chọn SQL là phép chọn dùng để truy vấn những thông tin cần thiết căn cứ theo tiêu chuẩn cao cấp hơn lệnh Select. Lệnh SQL Select trong MapInfo có các đặc điểm chính sau:

- Chọn dữ liệu theo trường.

- Sử dụng biểu thức để tạo ra cột khác.

- Có thể sử dụng nhiều bảng trong một phép chọn.

- Dữ liệu truy xuất được có thể gộp nhóm tùy theo một hay nhiều thuộc tính chung nào đó.

- Các toán tử địa lý cũng có thể được sử dụng để thực hiện phân tích theo không gian địa lý giữa các lớp khác nhau.

Ví dụ 3: Gộp dữ liệu về kiểu thích nghi đất đai và tính tổng diện tích của các kiểu thích nghi đó. Ta tiến hành nạp thông số cho hộp thoại Select và thu được bảng dữ liệu mới cần tìm kiếm như sau:

60

Hình 16: Kết quả truy vấn theo gộp nhóm đối tượng 3.6. Khả năng ứng dụng và phát triển cơ sở dữ liệu

3.6.1. Khả năng ứng dụng của cơ sở dữ liệu

CSDL xây dựng được có khả năng ứng dụng cao trong môi trường phần mềm GIS nói riêng và các phần mềm tin học nói chung. Từ đó, trợ giúp cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách một cách nhanh chóng, chính xác.

Trước đây thông tin, tài liệu số còn rất hạn chế cả về số lượng và khuôn dạng do đó thông tin tổng hợp đầy đủ và đồng nhất về tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất hầu như rất ít.

Bộ CSDL cũng chứa các thông tin về tài nguyên đất và thích nghi đất đai cho một số loại sử dụng đất chính, nên đây là tài liệu số hữu ích cho việc quy hoạch SXNN cũng như góp phần xây dựng các giải pháp và kỹ thuật trong lựa chọn cây trồng, phương thức canh tác, tưới tiêu phù hợp.

Ngoài ra, với bộ CSDL liên ngành về đất đai này, người dùng có thể sử dụng các chức năng cũng như các hàm tính toán của phần mềm GIS để tìm kiếm địa điểm, vị trí thích hợp nhất theo các tiêu chí của phương án quy hoạch. Bộ CSDL đất đai tích hợp liên ngành với các thông tin về tài nguyên đất, giao thông, thủy văn, địa chất, khoáng sản sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà quản lý.

Để tăng cường khả năng ứng dụng và phát triển CSDL, ta tiến hành tích hợp phần mềm quản trị CSDL PostGIS/PostgreSQL. Khi đó hệ quản trị CSDL đóng vai trò trung gian lưu trữ dữ liệu cung cấp cho các dự án tiếp theo như: chỉnh lý, biên tập bản đồ, xây dựng bản đồ tương tác trực tuyến, trích xuất dữ liệu ra nhiều định dạng,…

Với bộ CSDL xây dựng được ngoài việc quản lý và sử dụng trực tiếp bằng phần mềm MapInfo, ta có thể ứng dụng và phát triển nó trên các phần mềm GIS chuyên nghiệp khác, bằng cách chuyển đổi định dạng và kết hợp với các hệ quản trị dữ liệu

61

khác để từ đó tối ưu hóa dữ liệu, giảm dung tích lưu trữ cũng như sao lưu dưới nhiều định dạng.

Các dữ liệu được chuẩn hóa và định dạng tab file được chuyển sang dạng shape file bằng công cụ chuyển đổi của MapInfo, sau đó chuyển vào PostgreSQL thông qua Server sẵn có và cổng nạp dữ liệu từ PostGIS. Cuối cùng thực hiện kết nối CSDL với phần mềm GIS khác, ví dụ như với ArcMap 10.1. Sau khi kết nối xong ta có thể tiến hành làm việc với CSDL như đối với các dữ liệu chuẩn của phần mềm.

Hình 17: Kết nối cơ sở dữ liệu với phần mềm ArcMap thông qua PostGIS

Sau khi kết nối xong ta có thể tiến hành làm việc với CSDL như đối với các dữ liệu chuẩn của phần mềm.

3.6.2. Phát triển cơ sở dữ liệu với WebGIS

Hiện nay, việc xây dựng WebGIS có thể thực hiện trên hai loại phần mềm là phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thương mại (hay phần mềm mã nguồn đóng). Đề tài đã nghiên cứu xây dựng WebGIS bằng phần mềm mã nguồn mở GeoServer.

GeoServer được viết bằng ngôn ngữ Java, cho phép người sử dụng chia sẻ và chỉnh sử dữ liệu không gian địa lý (geospatial data). GeoServer có thể tạo bản đồ và xuất ra nhiều định dạng.

GeoServer hỗ trợ rất nhiều style bản đồ. Tương thích với chuẩn Web Feature Service (WFS), GeoServer cho phép chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu đang được dùng để hiển thị bản đồ.

62

Hình 18: Cấu trúc dữ liệu của GeoServer

GeoServer có thể đọc được nhiều định dạng dữ liệu, bao gồm PostGIS, Oracle Spatial, ArcSDE, DB2, MySQL,Shapefiles, GeoTIFF, GTOPO30 và nhiều loại khác. Bên cạnh đó, GeoServer còn có thể chỉnh sửa dữ liệu nhờ những thành phần xử lý của Chuẩn Web Feature Server. GeoServer được xây dựng trong bộ GeoTools, được viết bởi ngôn ngữ Java.

63

Ta tiến hành đưa CSDL đã xây dựng lên GeoServer trực tiếp qua dữ liệu ở dạng shapefile, bằng cách tạo thư mục dữ liệu trong mục Stores, sau đó đưa từng Layer dữ liệu vào thư mục đó. Ta có thể tạo một bản đồ nhiều lớp dữ liệu thông qua một Layer Groups.

Hình 20: Dữ liệu được xây dựng trên trang WebGIS

GeoServer cho phép xuất dữ liệu ra các định dạng khác nhau một cách linh hoạt dựa vào việc hỗ trợ các chuẩn KML, GML, Shapefile, GeoRSS, Portable Document Format, GeoJSON, JPEG, GIF, SVG, PNG ...

3.7. Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cần sự phối hợp của các giải pháp ở nhiều khía cạnh liên quan đến công tác quản lý tài nguyên đất nói riêng và quản lý tài nguyên nói chung. Mặt khác, để thu được hiệu quả cao trong việc quản lý và sử dụng CSDL về đất đai liên ngành thì các chính sách về tài nguyên cần được xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ hơn nữa.

3.7.1. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục cụ thể hóa chính sách pháp luật về đất đai, nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô: chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách tài chính về đất đai; chính sách đất đai đối với nông nghiệp, thị trường bất động sản.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quy hoạch kiến trúc và quản lý đất đai nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng,

64

thuận lợi cho các chủ đầu tư, đi đôi với việc hậu kiểm, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm Luật Đất đai.

- Hoàn thành giải quyết đất sản xuất, đất ở tại chỗ cho dân cư. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp để các chủ hộ yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

- Ưu tiên, khuyến khích các hộ nông dân mở trang trại nông, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá bằng biện pháp dồn điền, đổi thửa hoặc thông qua chính sách cấp đất, cho thuê đất và giao đất nông, lâm nghiệp sử dụng lâu dài. Đối với các vùng chuyên canh, sản xuất mang tính hàng hoá, khuyến khích nông dân liên kết, hợp tác để có điều kiện sản xuất sản phẩm chất lượng cao.

- Đơn giản các thủ tục hành chính trên cơ sở pháp luật trong việc giải quyết đấu thầu, cho thuê đất, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư.

- Hoàn tất các thủ tục, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư trong sử dụng nguồn vốn.

3.7.2. Giải pháp về nguồn nhân lực và vốn đầu tư

- Khai thác tốt nguồn nhân lực từ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện có, đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu kết hợp nâng cao ý thức chính trị, đạo đức của cán bộ, công chức. Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai.

- Cân đối, bố trí ngân sách, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, nguồn tài trợ ODA và huy động vốn đầu tư bằng các hình thức BOT, BTO, BT, PPP vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, chất thải...

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất bằng việc dành tỷ lệ quỹ đất sạch hợp lý để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án có sử dụng đất.

- Rà soát và kiên quyết thu hồi những dự án chưa đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất kém hiệu quả để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

3.7.3. Giải pháp cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và ứng dụng tiến bộ khoa học thân thiện với môi trường trong XSNN nhằm sử dụng đất có hiệu quả và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

65

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng, giành đầu tư lớn cho hành lang xanh, giữ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

3.7.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ đo đạc bản đồ tiên tiến vào công tác quản lý đất đai, lập, tổ chức giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất liên quan đến phát triển KTXH và môi trường.

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong canh tác. Đối với các cây trồng mới cần có biện pháp cải tạo đất cho phù hợp để phát huy hết hiệu quả của giống mới.

3.7.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tổ chức thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; triển khai tốt việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố. - Tăng cường đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ chế quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thường xuyên tổ chức thanh tra kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật đất đai nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

- Kết hợp giữa quản lý, sử dụng đất đai với bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất.

3.8. Định hướng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên đất đai đất đai

CSDL đất đai tích hợp liên ngành, đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với mục tiêu phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng vì đất đai là tài nguyên có hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn xây dựng được CSDL đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng CNTT là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định hướng quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)