Đặc điểm tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 32)

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/50.000 xác định tài nguyên đất huyện Sóc Sơn gồm 4 nhóm với 12 loại đất dưới nhóm (Bảng 1).

25

Bảng 1: Diện tích các loại đất của huyện Sóc Sơn

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I. Nhóm đất phù sa 3.666,28 11,96

1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 385 1,26

2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pe 419 1,37

3 Đất phù sa không được bồi chua Pc 680 2,22

4 Đất phù sa glây Pg 576,1 1,88 5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 483,9 1,58 6 Đất phù sa úng nước Pj 1.032,28 3,37 7 Đất phù sa ngòi suối Py 90 0,29 II. Nhóm đất xám 9.832 32,08 8 Đất bạc màu trên phù sa cổ B 1.065,5 3,48 9 Đất xám bạc màu glây Bg 8.766,5 28,60 III. Nhóm đất đỏ vàng 5.385,8 17,57 10 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 4.939,9 16,12 11 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 445,9 1,45 IV. Nhóm đất thung lũng 35,8 0,12 12 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 35,8 0,12

Đất phi nông nghiệp 11.660,89 38,04

Núi đá không có rừng cây 70,53 0,23

Tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 100,00

[Nguồn : Viện QH&TKNN]

Nhóm đất phù sa có tổng diện tích là 3.666,28 ha, chiếm 11,96% DTTN của huyện. Gồm 7 loại đất với các đặc điểm sau:

a. Đất phù sa được bồi chua (ký hiệu Pbc)

Đất phù sa được bồi chua có diện tích 385 ha, chiếm 1,26% DTTN toàn huyện, phân bố ở vùng ven sông Cầu và sông Cà Lồ. Đất được phù sa sông Cầu bồi đắp và thường bị ngập trong mùa mưa lũ, nên tính chất đất phụ thuộc vào bản chất phù sa của sông Cầu, đất chua và nghèo dinh dưỡng. Đất phù sa được bồi chua màu sắc biến động nhiều song phổ biến là nâu đậm đến nâu xám.

Nhìn chung, đất phù sa được bồi là loại đất tốt, rất phù hợp cho việc phát triển một cơ cấu cây trồng đa dạng từ rau, màu, lương thực đến các cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả...

26

Đất phù sa được bồi chua có diện tích 419 ha, chiếm 1,37% toàn huyện, hầu hết các tầng đất trong phẫu diện có màu nâu tươi đến nâu sẫm. Đất có phản ứng trung tính, kiềm yếu (pHKCl 6,8 - 7,9). Hàm lượng hữu cơ trung bình ở tầng mặt (1,1%) và đạm tổng số khá (0,14%); và giảm đến thấp khi xuống các tầng dưới (OM <1% và N: <0,08%). Lân tổng số và dễ tiêu ở tầng mặt đều giàu (lân tổng số 0,13%, lân dễ tiêu 38,8 mg/100 g đất). Kali tổng số tăng dần theo chiều sâu phẫu diện từ khá đến giàu nhưng kali dễ tiêu lại giảm dần theo chiều sâu phẫu diện từ khá đến trung bình. Giàu Ca2+ và Mg2+, độ no bazơ gần 100%, CEC cao. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.

c. Đất phù sa không được bồi chua (ký hiệu Pc)

Diện tích 680 ha, chiếm 2,22% DTTN toàn huyện. Phân bố ở vùng đất ven đê sông Cầu và sông Cà Lồ. Do nguồn gốc phù sa sông Cầu, sông Cà Lồ nghèo dinh dưỡng, chua, đồng thời nằm ở phía trong đê hàng năm không được nhận thêm sản phẩm phù sa mới nên trong tầng đất đã xuất hiện sản phẩm feralit và kết von mangan đen. Đất phù sa không được bồi chua thường có màu nâu vàng đến nâu xám là chủ đạo. Đất có phản ứng chua (pHKCl 5,2 - 5,7). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giàu ở tầng mặt (OM: 2,23% và N: 0,18%) và giảm đột ngột đến mức nghèo khi xuống các tầng dưới (OM<1,0% và N< 0,08%). Lân tổng số nghèo ở tầng mặt (0,05%), và lân dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng (<10 mg/100g đất). Kali tổng số khá ở tầng mặt (1,28%) và tăng dần theo chiều sâu đến mức giàu (>1,8%), còn kali dễ tiêu lại nghèo ở toàn phẫu diện (<10 mg/100g đất). Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trung bình, khả năng trao đổi cation (CEC) trung bình. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Sử dụng đất phù sa không được bồi trung tính ít chua và chua: Đất phù sa không được bồi hiện đang được sử dụng cho trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung rất thích nghi cho sinh trưởng và phát triển của các cây trồng cạn ưa điều kiện thoáng khí, thoát nước. Đây cũng là loại đất khá lý tưởng đối với các cây ăn quả như nhãn, vải, xoài, hồng xiêm, bưởi, đu đủ, na, cam quýt. Tuy nhiên, chỉ nên phát triển cây ăn quả ở những vùng có địa hình cao. Những chân vàn nên ưu tiên trồng lúa hay lúa - màu (rau, ngô, khoai tây hay các cây họ đậu...).

d. Đất phù sa glây (ký hiệu Pg)

Đất phù sa glây có diện tích 576,1 ha, chiếm 1,88% DTTN toàn huyện. Loại đất này thường nằm ở địa hình vàn và vàn thấp, ở sâu trong nội đồng nên hầu như không còn được bồi đắp phù sa, có thành phần cơ giới lớp đất mặt từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng kế tiếp thường là sét. Đất có địa hình thấp nên luôn ở trạng thái bão hoà nước, quá trình khử ô xy trong đất chiếm ưu thế, sắt, mangan,... bị khử nên đất có màu xanh - xám xanh là chủ đạo; tầng đất có màu này được gọi là tầng glây. Vị trí nông

27

hay sâu của tầng glây phụ thuộc vào mực nước ngầm cao hay thấp, mức độ glây mạnh hay trung bình phụ thuộc vào thời gian duy trì mực nước ngầm dài hay ngắn. Màu sắc các tầng đất thay đổi rõ rệt, tầng mặt màu nâu tươi hoặc nâu nhạt, các lớp dưới có màu xám đen hoặc xám xanh.

Loại đất này chủ yếu được sử dụng để trồng lúa 2 vụ. Có thể trồng màu ở những chân đất nhẹ, tầng glây ở sâu. Đây là loại đất nằm ở vị trí thấp, phản ứng của đất chua ở các tầng đất mặt. Quá trình yếm khí đã sản sinh nhiều chất độc hại cho cây trồng như CH4, H2S... do vậy khi sử dụng cần lưu ý.

e. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (ký hiệu Pf)

Có diện tích 483,9 ha, chiếm 1,58% tổng DTTN toàn tỉnh. Là loại đất phù sa nằm ở địa hình cao từ lâu không được bồi đắp phù sa. Đến nay đã bị biến đổi sâu sắc theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và cơ cấu cây trồng. Mùa mưa, đất bị rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ. Mùa khô đất tích luỹ nhiều sắt, nhôm. Sự luân phiên 2 quá trình ôxy hoá - khử (quyết định bởi sự dao động của mực nước ngầm) đã tạo ra mầu loang lổ đỏ vàng kèm các đốm xám - xám xanh, đôi khi gặp cả lớp kết von cứng ở tầng này.

Nhìn chung, đây là đất hình thành chủ yếu trên nền phù sa cũ, ở các dạng địa hình cao thấp khác nhau, phẫu diện có biến đổi rõ, tầng B thường tích tụ nhiều sét và sắt nhôm.

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng là loại đất có độ phì tương đối thấp, chua nên cần tập trung sử dụng hợp lý, đẩy mạnh thâm canh cải tạo đất. Đất có tầng loang lổ gần mặt đất, thành phần cơ giới nhẹ cần được tăng cường bón phân, nhất là phân hữu cơ, mỗi ha nên bón 10 - 12 tấn. Cần cày sâu dần để tăng độ dày tầng canh tác. Có thể sử dụng bùn ao hoặc phù sa sông Hồng để bón cải tạo đất này.

Khi sử dụng cần đa dạng hoá hệ thống cây trồng, tăng cường luân canh lúa với các cây hoa màu, nhất là với các cây họ đậu để tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng theo địa hình, cần quan tâm củng cố bờ vùng, bờ thửa. Mặt khác cần củng cố đai rừng chắn gió để giữ ẩm cho đất vào mùa khô, chống bốc hơi bề mặt, hạn chế quá trình thoái hoá đất. Có thể phát triển cây ăn quả đặc biệt là xoài, vải, na, bưởi ở những chân đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng địa hình cao.

28

29

e. Đất phù sa úng nước (ký hiệu Pj)

Diện tích 1.032,28 ha chiếm 3,37% DTTN toàn huyện, phân bố ở các khu vực thấp trũng phía Nam huyện Sóc Sơn. Đất hình thành ở địa hình trũng lòng chảo. Mùa mưa nước đổ dồn từ trên xuống ứ đọng lại, có nơi ngập sâu hơn 1 m. Vì vậy, chỉ cấy được 1 vụ chiêm. Do ở địa hình trũng, ứ đọng nước, được tích luỹ các sản phẩm rửa trôi từ trên xuống trong đó có nhiều chất hữu cơ. Trong đất có nhiều axít hữu cơ và các chất độc hại cho cây trồng như CH4, H2S, làm cho đất trở nên chua, bí và bị glây mạnh. Một số vùng có loại đất này khi đào sâu 40 - 50 cm đã qua lớp đất bùn loãng và lớp đất sét thó màu xanh, tiếp đến lớp xác hữu cơ đã mục có mức độ phân giải khác nhau. Lớp xác hữu cơ này có màu nâu nhạt xen kẽ các vệt rỉ sắt nâu đậm hơn, rất cứng, đây là tầng than bùn. Một số nơi đã khai thác tầng này làm phân bón. Đất có mầu chủ đạo xám đen - xanh xám ở lớp mặt (lúc ướt), khi khô chuyển sang màu nâu.

Trước đây loại đất này có diện tích lớn, nhờ hoạt động của các công trình thuỷ lợi nên diện tích loại đất này được thu hẹp lại nhiều. Nhược điểm căn bản của loại đất này là nằm ở vị trí thấp nên bị úng nước về mùa mưa và tạo ra nhiều tính chất bất lợi cho cây trồng như đất rất chua, nhiều nhôm di động và khí độc.

Biện pháp chủ yếu để sử dụng loại đất này là thuỷ lợi, rút nước thừa để cấy 2 vụ lúa. Nơi trũng, thấp, ngập sâu có thể cải tạo thành hồ chứa nước nuôi cá. Cần coi trọng bón vôi (1.500 – 2.000 kg/ha) để khử chua. Các chất dinh dưỡng trong đất đều thấp nên cần bón đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.

Nhóm đất xám có tổng diện tích là 9.832 ha, chiếm 32,08% DTTN của huyện. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, gồm 2 đơn vị phân loại đất là đất bạc màu trên phù sa cổ và đất xám bạc màu glây với các đặc điểm sau:

a. Đất bạc màu trên phù sa cổ (ký hiệu B)

Có diện tích 1.065,5 ha, chiếm 3,48% tổng DTTN của huyện. Đất phân bố ở địa hình bậc thang rộng, lượn sóng. Đất chặt thường gặp nước ngầm ở nông. Đất có phản ứng chua, đất nghèo các chất dinh dưỡng. Hữu cơ tầng mặt khá (1%) nhưng giảm đến nghèo ở các tầng dưới. Đạm tổng số nghèo toàn phẫu diện (0,08% ở tầng mặt và giảm dần khi xuống các tầng dưới). Các chất lân và kali cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Tổng cation trao đổi thấp (<4 lđl/100g đất), khả năng trao đổi cation rất thấp (5 - 6 lđlq/100g đất). Đất có thành phần cơ giới nhẹ.

b. Đất xám bạc màu glây (ký hiệu Bg)

Có diện tích 8.766,5 ha, chiếm 28,60 DTTN toàn huyện. Loại đất này hình thành ở địa hình phổ biến là: gò đồi, bậc thềm, lượn sóng và dốc thoải. Địa hình trên

30

đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, chế độ nhiệt, ẩm và hệ thống canh tác trong vùng. Đất đã bị thoái hoá do nhiều nguyên nhân. Nhìn chung, đất có tầng canh tác mỏng dưới 100 cm, thường bị glây ở độ sâu hơn 30 cm. Tầng đất sâu rất chặt, nhiều nơi có kết von, đá ong. Đất có phản ứng rất chua, hàm lượng hữu cơ trong đất rất nghèo (0,1 - 0,6%). Đạm, lân, kali tổng số đều nghèo (tương ứng ở các tầng đất mặt N: 0,06%, P2O5 0,02 - 0,06% và K2O 0,05%). Lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo (đều <10 mg/100g đất). Tổng các cation kiềm trao đổi thấp, dao động từ 1,5 - 3,0 lđl/100g đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ. Sự phân dị về thành phần cơ giới theo chiều sâu phẫu diện đất phản ánh rõ quá trình rửa trôi không những theo chiều ngang mà cả theo chiều thẳng đứng. Hàm lượng cấp hạt sét ở tầng đất sâu gấp 4 - 5 lần so với tầng đất mặt.

Sử dụng đất xám bạc màu và xám bạc màu glây: Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mặt nghèo sét, chua, nghèo hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo, tổng số cation kiềm trao đổi thấp. Tuy nhiên, đất có ưu điểm là phân bố ở điạ hình cao, thoát nước tốt, có thể bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng. Với cây ăn quả, xoài, na, đu đủ có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở đất này. Cần chú ý bón nhiều phân hữu cơ, cân đối N - P - K vô cơ, chia nhiều lần và bón bổ sung Bo, Molip đen, đồng thời tưới đủ nước trong mùa khô.

Nhóm đất đỏ vàng có tổng diện tích là 5.385,8 ha, chiếm 17,57% DTTN của huyện. Gồm 2 đơn vị phân loại đất là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

a. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (ký hiệu Fs)

Loại đất này có diện tích 4.939,9 ha, chiếm 16,12% DTTN toàn huyện. Đất hình thành ở địa hình đồi núi thấp, dốc, tầng đất mỏng, nhiều nơi bị xói mòn trơ sỏi đá.

Đây là loại đất đồi núi thích hợp cho các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây rừng rồng. Nhưng do địa hình nhiều nơi dốc, tầng đất mỏng do đó, cần có hướng kết hợp giữa trồng cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp nhằm sử dụng đất có hiệu qủa. Có thể trồng nhãn vải, xoài vừa ở các vùng này. Đây cũng là vùng có cảnh quan đẹp nên có thể khoanh vùng xây dựng khu du lịch tham quan nghỉ mát.

b. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (ký hiệu Fp)

Đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích 445,9 ha, chiếm 1,45% DTTN toàn huyện. Đất tập trung ở vùng đồi trung du của Sóc Sơn. Đó là những đồi dốc thoải hoặc lượn sóng, độ dốc trung bình 3 - 8o. Nhìn chung đất có tầng mỏng (30 – 50 cm), thành phần cơ giới nhẹ, nhiều nơi thảm thực vật bị tàn phá nên đất bị xói mòn trơ sỏi đá hoặc xuất hiện kết von đá ong. Thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nhẹ ở tầng

31

đất mặt và tỷ lệ cấp hạt sét tăng dần theo chiều sâu phản ánh quá trình rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng.

Cây trồng hiện nay chỉ là sắn, thuốc lá, rau vụ đông. Ngoài việc trồng cây ngắn ngày trên loại đất này có khả năng phát triển các cây lâu năm như chè, cà phê, cây ăn quả cam, quýt, dứa, nhãn, vải, xoài... Diện tích đất có tầng mỏng cần được cải tạo, bảo vệ trồng rừng bạch đàn, thông, keo tai tượng, để bảo vệ môi trường, phục hồi độ phì nhiêu của đất.

Nhóm đất thung lũng có tổng diện tích là 35,8 ha, chiếm 0,12% DTTN của huyện, phân bố rải rác dưới chân đồi núi phiến thạch sét. Gồm 1 đơn vị phân loại đất là: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Đất chủ yếu nằm ở các thung lũng nhỏ, hẹp, hình thành từ các sản phẩm di chuyển từ nơi có địa hình cao xuống. Thành phần cơ giới đất phụ thuộc nhiều vào sản phẩm dốc tụ từ trên cao đưa xuống. Đất dốc tụ thường hình thành từ các sản phẩm dốc tụ có thành phần cơ giới thô, nhẹ và ở địa hình dốc nên bị rửa trôi mạnh trở nên nghèo, chua, khô, chặt.

Vùng địa hình vàn, thấp đủ nước trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu, vùng địa hình cao trồng 1 vụ lúa mùa, 2 vụ màu đông xuân. Cần thâm canh, xen canh với cây họ đậu để cải tạo đất, giữ ẩm lớp đất mặt, hạn chế quá trình rửa trôi đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)