Văn minh đôi khi đƣợc Phạm Quỳnh dùng một cách không biệt với văn hóa, nhƣng trong trƣờng hợp này, ông hiểu văn minh theo nghĩa trình độ phát triển.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 45)

41

vĩnh viễn sinh tồn” [6, tr.1]. Đây là hai vấn đề cấp thiết mà bất cứ ngƣời Việt Nam yêu nƣớc nào cũng có thể nhận thấy, điều quan trọng là cần phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng nhƣ thế nào. Qua tìm hiểu tƣ liệu, chúng tôi thấy quan niệm của Phạm Quỳnh về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị không đƣợc giải quyết ngay một lúc, mà có những biến chuyển trong từng giai đoạn hoạt động của ông. Việc xem xét những chuyển biến này trong tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh là đặc biệt quan trọng. Bởi đối với ông, việc xử lý mối quan hệ này không đơn thuần là việc xác lập một quan niệm, mà còn là xác lập một chỗ đứng, một đƣờng lối hành động và qua đó xác lập chính hành trạng của ông, quy định chính thân phận của ông.

Quan niệm quán xuyến của Phạm Quỳnh về mối quan hệ văn hóa với chính trị từ lúc khởi nghiệp cho đến năm 1930 là: nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải quyết “vấn nạn văn hóa” hơn là việc giải quyết “vấn nạn chính trị”, và rằng, việc giải quyết vấn nạn văn hóa là chìa khóa, là điểm then chốt để có thể giải quyết mọi vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề chính trị. Điều đó thể hiện trƣớc hết ở cách nhìn nhận của ông về cục diện đất nƣớc. Ông cho rằng, bi kịch mà dân tộc Việt Nam đang mắc phải không đơn thuần là một bi kịch chính trị, mà quan trọng hơn, là một bi kịch văn hóa: “cái nông nỗi mất nƣớc của ta chính là một tấn kịch nhỏ trong cái đại bi kịch của thế giới bây giờ, là cái bi kịch Đông – Tây xung đột nhau, Tây phƣơng đem cái chủ nghĩa đế quốc, cái dục vọng bá quyền, những tƣ tƣởng phá hoại, những cơ khí tối tân mà tràn ngập sang Đông phƣơng thất điên bát đảo, bảy nổi ba chìm, tới nay hãy còn tê mê lăn lóc, chƣa tỉnh sự đời. Thành ra nông nỗi ấy đối với ta không phải chỉ là một vấn đề chính trị mà thôi, lại kèm thêm một vấn đề văn hóa nữa, khó khăn nguy hiểm vô cùng” [6, tr.2]. Tiếp cận từ góc độ đó, vấn nạn văn hóa, đối với Phạm Quỳnh, có lẽ không chỉ là “kèm thêm”, mà thực sự là vấn đề quan trọng hàng đầu. Việc đất nƣớc đứng trƣớc họa ngoại xâm không phải là việc diễn ra lần đầu tiên, mà kỳ thực là một vấn nạn mà dân tộc Việt Nam thƣờng xuyên phải đối mặt trong lịch sử. Nhƣng, theo Phạm Quỳnh, việc nƣớc ta bị xâm lƣợc bởi Trung Hoa là một vấn đề chính trị đơn thuần, mà ít khi đi kèm với những hệ lụy văn hóa, do hai nƣớc có sự gần gũi trong lĩnh vực này, còn việc nƣớc ta bị thực dân Pháp xâm lƣợc thì không đơn thuần là vấn đề chính trị, nguy cơ chính trị, mà đi liền với nó là những hệ lụy văn hóa hết sức quan trọng. Trƣớc kia nƣớc ta chỉ phải đối mặt với thảm trạng “vong quốc”, còn thời bấy giờ, theo ông, nƣớc ta không chỉ đối

42

mặt với sự “vong quốc”, mà còn đối mặt với thảm trạng “tiêu hồn”. Bằng con mắt đó, Phạm Quỳnh quy nguyên nhân của mọi vấn nạn đang tồn tại trong xã hội Việt Nam khi đó vào lĩnh vực văn hóa: “Xét cho cùng, cái nguyên nhân của mọi sự chếch lệch trong xã hội, mọi nỗi bất bình trong lòng ngƣời không phải là thuộc về luân lý, không phải là thuộc về chính trị, chính là một cái vấn đề văn hóa ấy vậy” [5, tr.448]. Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, tất nhiên, Phạm Quỳnh đặc biệt đề cao tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề văn hóa trong bối cảnh nƣớc ta những năm đầu thế kỷ XX. Ông không phủ nhận việc cần phải có những nỗ lực trong việc vận động chính trị, song với ông, đó là thứ yếu: “Xin quốc dân ta nhớ lấy cho rằng cứ tình thế nƣớc ta ngày nay, vận động về đƣờng chính trị không bằng vận động về đƣờng văn hóa. Vấn đề văn hóa còn quan hệ hơn vấn đề chính trị vậy” [5, tr.451]. Thậm chí, bản thân vấn đề chính trị cũng đƣợc ông xem nhƣ một bộ phận, một phần của vấn đề văn hóa: “chính trị rút lại cũng là gồm ở trong phạm vi văn hóa” [6, tr.1]. Rõ ràng, toàn bộ vấn đề mà xã hội Việt Nam đang gặp phải, nếu xét đến cùng, thì theo Phạm Quỳnh, hoàn toàn là vấn đề văn hóa mà thôi, vấn đề chính trị không những không thể đứng ngang hàng, mà còn chỉ là một phần trong vấn đề văn hóa đó: “cái vấn đề sinh tử cho nƣớc ta ngày nay, xét cho cùng, suy cho kỹ, chính là một vấn đề văn hóa, phần chính trị chẳng qua là một phƣơng diện, một phƣơng tiện, một bộ phận, một thời kỳ trong toàn thể cái vấn đề lớn lao đó” [6, tr.1]. Nói tóm lại, chủ ý của Phạm Quỳnh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị thời kỳ này là nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa và nhấn mạnh yêu cầu của việc giải quyết vấn nạn văn hóa. Luận điểm này đã đƣợc Phạm Quỳnh bảo lƣu và thực thi trong phần lớn sự nghiệp của mình tại Nam Phong Tạp chí. Từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề văn hóa, ông đã xác lập chỗ đứng và phƣơng hƣớng hành động của mình theo đúng nhận thức đó. Cho đến năm 1930, khi tổng kết về những hoạt động của mình, ông vẫn khẳng định: “Về phần riêng tôi, mƣời lăm năm nay vẫn theo đuổi về một chủ nghĩa đó, và chú trọng nhất về phƣơng diện văn hóa” [7, tr.310]. Phạm Quỳnh cũng xác lập rõ ràng vị trí của mình nhƣ một ngƣời hoạt động văn hóa chứ không phải chính trị trƣớc những đánh giá phê phán đối với ông: “Là vì những lời bình phẩm đó là toàn về cái thái độ chính trị của tôi, mà tôi vốn không phải là nhà chính trị. Chẳng biết từ nay về sau vì thời thế bắt buộc có phải thực lực ra làm chính trị, - đó là một cái nghĩa vụ, nếu phải làm thì cũng

43

không dám từ, - chứ từ trƣớc đến nay thì sở chí sở sự không phải chuyên chủ về mặt chính trị; dầu có tham dự vào chút đỉnh, cũng chỉ là tham dự một cách gián tiếp, đứng về địa vị khách quan, để làm một món khảo cứu mà thôi” [66, tr.13]. Tất nhiên, từ vị trí đó, Phạm Quỳnh vẫn khẳng định vấn đề văn hóa nhƣ một vấn đề căn bản nhất: “Ngƣời ta thƣờng chỉ hiểu cái chủ nghĩa quốc gia về đƣờng chính trị mà thôi, cho nên cho chủ nghĩa này là chỉ thuần vận động về chính trị cả, không biết rằng chính trị là cái phần biểu lộ ở ngoài mà văn hóa mới thật là căn cốt ở trong. Nếu vận động chính trị mà không có văn hóa làm căn bản thời chỉ có hình thức, không có tinh thần, không sao có ảnh hƣởng sâu xa đƣợc” [7, tr.309]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, cho đến thời điểm 1929 - 1930, cách nhìn của Phạm Quỳnh về mối tƣơng quan giữa văn hóa và chính trị cũng có những thay đổi nhất định. Năm 1929, trong bài viết “Chính trị”, ông đã nói đến sự cần thiết của những hoạt động chính trị: “Và trong hoàn cảnh này, các bạn lại muốn ngƣời nƣớc Nam không làm chính trị hay sao? Nhƣ thế chẳng khác gì các bạn muốn họ thờ ơ với số phận của đất nƣớc họ, đến tƣơng lai con cháu họ, đến hạnh phúc gia đình họ, đến cuộc sống của chính họ!” [80, tr.314]. Đến năm 1930, ông còn nói trực tiếp đến vai trò của hoạt động chính trị đối với cải cách văn hóa. Mặc dù ở đó, ông vẫn đề cao văn hóa hơn, song cũng nhận ra bản thân việc giải quyết vấn đề văn hóa không thể không gắn với việc giải quyết vấn đề chính trị: “Vả lại các việc cải cách đó cũng là có quan hệ với nhau cả, và phƣơng diện tinh thần với phƣơng diện chính trị không phải có xa cách gì nhau, thực là liên tiếp nhau đến có khi hỗn hợp làm một. Tỉ nhƣ việc cải cách về trí thức tinh thần cho cả một dân tộc, mà không có một chính phủ quốc gia có đủ quyền chủ trƣơng phát khởi, thì không thể sao làm đƣợc” [69, tr.435]. Ở đây, Phạm Quỳnh đã nhận ra vai trò của chủ thể chính trị trong việc thực thi chủ trƣơng văn hóa.

Có lẽ những biến chuyển bƣớc đầu đó đã dẫn đến những thay đổi trong quan niệm của Phạm Quỳnh về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị vào năm 1931. Ở bài viết “Quốc học với chính trị” năm 1931, Phạm Quỳnh đã đƣa ra một quan điểm khác hẳn với những gì ông đã từng phát biểu thời kỳ trƣớc. Nếu nhƣ từ 1930 trở về trƣớc, vai trò của việc giải quyết vấn đề chính trị trong quan niệm của ông khá mờ nhạt, thì trong bài viết năm 1931, nó lại đƣợc ông giành cho một địa vị lớn hơn nhiều: “Nhƣ vậy thời quốc học không phải là không có quan hệ với chính trị. Vì tùy theo chính trị xoay ra đƣờng này hay xoay ra đƣờng kia mà có lợi hay có hại cho

44

việc gây dựng ra quốc học sau này” [72, tr.110]. Và nếu nhƣ ở thời điểm trƣớc đó, Phạm Quỳnh gom toàn bộ vấn đề của dân tộc vào vấn đề văn hóa, và bản thân chính trị cũng chỉ là một bộ phận trong đó, thì đến năm 1931, quan niệm của ông về mối quan hệ này đã xoay chiều: “Thì ra ở vào cái tình cảnh nƣớc ta, chuyện gì rồi rút cục lại cũng là chuyện chính trị cả. Nếu vấn đề chính trị không giải quyết cho xuôi thì nhất quyết chuyện gì cũng là dở dang ngang trái hết” [72, tr.111]. Rõ ràng, quan niệm của ông đã thay đổi. Sự thay đổi này, thực ra, không ảnh hƣởng đến những ý tƣởng văn hóa mà ông đã thai nghén và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp của mình (ý tƣởng điều hòa văn hóa Đông – Tây), nhƣng không thể không ảnh hƣởng đến cách thức mà theo đó, ông hiện thực hóa những ý tƣởng này. Trên thực tế, chỉ một năm sau đó, năm 1932, Phạm Quỳnh đã chính thức rời bỏ vị trí của một nhà báo, một nhà văn hóa tại Nam Phong Tạp chí, để bƣớc vào một địa hạt mới mà trƣớc đó ông vốn không coi trọng: địa hạt chính trị. Và Phạm Quỳnh – nhà văn hóa đã trở thành Phạm Quỳnh – nhà chính trị, một vị Thƣợng thƣ (Bộ Học, Bộ Lại) trong triều đình Bảo Đại. Do đâu mà một ngƣời đã xác lập chỗ đứng của mình trong địa hạt văn hóa trong suốt hơn một thập kỷ phút chốc trở thành một nhà chính trị? Sự thay đổi trong quan niệm về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, và sự thay đổi trong hành trạng của Phạm Quỳnh cho phép chúng ta đƣa ra một xét đoán mà ở đó chứa đựng hai khả năng: Phạm Quỳnh là một nhân vật cơ hội, và ham muốn tham gia chính trƣờng đã khiến ông thay đổi quan niệm trong việc nhìn nhận mối quan hệ văn hóa với chính trị nhƣ một sự chuẩn bị trƣớc, một hành động mang tính “dọn đƣờng”? Hay ngƣợc lại, Phạm Quỳnh là ngƣời thực sự tâm huyết với vận mệnh dân tộc, và sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề đã thúc đẩy ông chấp nhận tham gia vào chính trƣờng? Nếu đứng từ điểm nhìn thứ nhất, thì vấn đề không còn gì để nói, bởi khi đó, tƣ tƣởng chỉ còn là thứ công cụ phục vụ cho mƣu đồ cá nhân, một thứ tƣ tƣởng mang tính bao biện và giả dối. Còn đứng từ điểm nhìn thứ hai, chúng ta sẽ có một gợi mở khá thú vị trong khi xét đoán về nhân cách Phạm Quỳnh. Hẳn nhiên, có một thực tế là, việc Phạm Quỳnh – một nhà báo, cho dù là chủ bút đi chăng nữa – có thể một bƣớc trở thành đại thần trong triều đình Huế hoàn toàn không thể là việc mà tự bản thân ông có thể quyết định. Đó chắc chắn phải có sự sắp đặt của ngƣời Pháp, những ngƣời bảo trợ cho tờ Nam Phong của ông. Vấn đề ở đây là, Phạm Quỳnh đã nhìn nhận điều đó nhƣ một cơ hội thăng tiến cho bản thân, hay nhƣ một

45

cơ hội để hiện thức hóa ý tƣởng về văn hóa của mình. Có nhiều căn cứ để hƣớng về phƣơng án thứ hai. Bởi nếu xét toàn bộ quá trình vận động trong quan niệm của ông, thì đó là một giả thuyết hợp lý hơn. Trƣớc hết, cần phải nói rằng, sự thay đổi trong quan niệm của Phạm Quỳnh là kết quả của những biến chuyển dần dần trong nhận thức của ông. Điều đó không chỉ thể hiện ở những bài viết mà ở đó ông nói trực tiếp đến mối quan hệ văn hóa với chính trị, mà ở cả số lƣợng những bài viết về chính trị với mật độ tăng dần của ông – điều thể hiện sự gia tăng mối quan tâm trong việc tìm hiểu lĩnh vực chính trị. Nếu nhƣ trong khoảng thời gian từ 1925 trở về trƣớc, ông hầu nhƣ rất ít bàn đến chính trị, thì từ năm 1925 trở đi, ông đã bắt đầu có những bài viết về chủ để này. Đặc biệt, trong hai năm 1929 – 1930, Phạm Quỳnh đã có rất nhiều bài viết không những bàn về vấn đề chính trị, mà còn đƣa ra đƣờng hƣớng chính trị cải lƣơng của mình, chẳng hạn: “Bảo hộ hay trực trị”, “Cải cách chính trị”, “Tiến tới một bản hiến pháp”… Đây cũng là khoảng thời gian ông nói nhiều hơn đến vai trò của việc giải quyết vấn đề chính trị, nhƣ đã đề cập đến ở trên. Bên cạnh đó, sự chuyển biến quan niệm của Phạm Quỳnh cũng hoàn toàn phù hợp với việc, ông, một ngƣời xuất thân Tây học, đã ngày càng bàn về Nho giáo nhiều hơn và thậm chí, đã có lúc tự coi mình là một nhà Nho. Mà con đƣờng của một nhà Nho truyền thống là học hành – thi cử - làm quan để hiện thực hóa lý tƣởng của mình. Nhìn từ góc độ này, sự chuyển biến quan niệm và hành trạng của ông có thể xem nhƣ một sự trở về với Nho học. Nếu soi chiếu hành trạng của Phạm Quỳnh từ những mảnh ghép đó, thì có thể thấy, sự thay đổi trong quan niệm của ông là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong hành trạng, chứ không phải ngƣợc lại, những thay đổi trong hành trạng đã buộc ông phải thay đổi quan niệm để biện hộ cho mình. Cuối cùng, cần đề cập đến sự thay đổi một lần nữa trong quan niệm của Phạm Quỳnh về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị sau khi chấm dứt con đƣờng hoạn lộ, một yếu tố tự bản thân nó đã có thể biện hộ cho ông.

Những trải nghiệm thực tế trong quan trƣờng đã khiến Phạm Quỳnh nhìn nhận lại về mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa. Lần này, ông không nói trực tiếp, mà nói thông qua hình ảnh nhà chính trị với nhà văn học, không nói qua một bài viết mang tính chính luận, khoa học, mà qua một bài tùy bút, không nói cho mọi ngƣời, mà trƣớc hết cho bản thân mình: bài “Văn học, chính trị” trong Hoa Đường Tùy bút, cuốn sách đƣợc ông viết vào giai đoạn cuối đời. Những đặc điểm trên

46

khiến cho việc nhìn nhận quan niệm của ông về mối quan hệ văn hóa với chính trị thông qua bài viết này vừa khó khăn, vừa thuận lợi. Khó khăn, vì nó ít mang tính lý luận nhất, nhƣng thuận lợi, vì nó cho phép ta tiếp cận gần với con ngƣời ông nhất. Điều ông muốn nói trong bài viết này là: một nhà chính trị có thể và cần phải có tố chất của một nhà văn học/ văn hóa, song điều ngƣợc lại thì không đúng. Một nhà văn học/ văn hóa thì không nên trở thành nhà chính trị. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc: văn hóa và chính trị vẫn là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau (ông không nói đến chuyện, cái nào cấp thiết hơn cái nào nữa, điều này cũng dễ hiểu với

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 45)