7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quan niệm của Phạm Quỳnh về những cơ sở xác lập cho việc giải quyết vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc
PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC
2.1. Quan niệm của Phạm Quỳnh về những cơ sở xác lập cho việc giải quyết vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc đề xây dựng nền văn hóa dân tộc
2.1.1. Về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị
Phạm Quỳnh không phải là một nhà nghiên cứu văn hóa, ông không có những trƣớc tác chuyên bàn về những vấn đề lý luận liên quan đến văn hóa, mà chủ yếu hƣớng ngòi bút của mình vào những vấn đề thực tế của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Phạm Quỳnh cũng không hề thờ ơ với việc giải quyết những vấn đề mang tính căn bản, nền tảng. Không có một công trình riêng cho những vấn đề mang tính lý luận thuần túy, nhƣng thƣờng khi bàn đến vấn đề văn hóa Việt Nam, ông vẫn chọn cho mình xuất phát điểm từ những vấn đề ấy. Điều đó khiến cho những ý tƣởng, những diễn giải của ông có chiều sâu và thêm sức thuyết phục. Với một ngƣời chọn địa hạt văn hóa làm chỗ đứng cho mình, một ngƣời nhắc đến khái niệm văn hóa trong phần lớn những tác phẩm của mình, thì thật khó hiểu nếu nhƣ ông chƣa từng bàn đến khái niệm văn hóa. Và thực tế là, trong một bài viết khá quan trọng “Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây”, Phạm Quỳnh đã bắt đầu bằng việc trình bày cách hiểu của mình về văn hóa. Khái niệm văn hóa mà ông đề cập đến là khái niệm của Tây phƣơng, chính ông đã khẳng định: “Văn hóa là dịch tiếng tây
culture, nghĩa đen là cách cấy trồng” [5, tr.451]. Nhƣ vậy, về nguồn gốc, khái niệm văn hóa trong quan niệm của Phạm Quỳnh là kết quả của sự tiếp nhận từ phƣơng Tây. Về mặt từ nguyên, khái niệm “culture” bắt nguồn từ thuật ngữ latin cultus, có nghĩa là “trồng trọt”. Có thể thấy, Phạm Quỳnh đã tiếp cận khái niệm văn hóa theo đúng cách mà các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn sử dụng. Định nghĩa khái niệm này, ông cho rằng: “Văn hóa là cách đào luyện tinh thần ngƣời ta thế nào cho đƣợc thập phần tốt đẹp, để nảy nở ra những công trình to tát, sự nghiệp lớn lao mà đem tƣ cách một quốc dân đến tuyệt phẩm. Ví ngƣời ta nhƣ cái cây, thời văn hóa là cách trồng cây, bón cây, tƣới cây, cho cây nở ngành xanh ngọn, kết quả sinh hoa, để tô điểm cho cái vƣờn hoa của thế giới” [5, tr.448]. Trong quan niệm của Phạm Quỳnh, văn hóa không phải là một cái gì đó, mà là một phƣơng thức, cách thức “đào luyện”, sinh hoạt tinh thần để đƣa đến những “hiện thực hóa” là “những công trình to tát, sự
40
nghiệp lớn lao”. Ông nhấn mạnh hơn đến khía cạnh sinh hoạt tinh thần khi nhắc đến khái niệm văn hóa, chứ chƣa đề cập đến khía cạnh sinh hoạt vật chất. Văn hóa, theo ông, là cái cần thiết với mọi dân tộc, bởi nó là cái phân biệt văn minh với dã man6: “Văn minh với dã man khác nhau là một bên có văn hóa, một bên không. Nhƣ vậy thời văn hóa là một sự cần, một dân một nƣớc không thể khuyết đƣợc” [5, tr.451]. Nhƣ vậy, có thể thấy, Phạm Quỳnh quan niệm văn hóa là cách thức sinh hoạt tinh thần và những “hiện thực hóa” nó của con ngƣời, là cái giúp con ngƣời hoàn thiện nhân cách để vƣợt lên trên trạng thái dã man, mông muội. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau. Có ngƣời xem văn hóa nhƣ là một sản phẩm, có ngƣời xem nó nhƣ là một quan hệ, cũng có ngƣời xem nó nhƣ là một quá trình, một phƣơng thức. Định nghĩa văn hóa của Phạm Quỳnh có thể xem là định nghĩa nghiêng theo cách tiếp cận thứ ba, coi văn hóa nhƣ một phƣơng thức. Có thể thấy, định nghĩa về văn hóa đó của Phạm Quỳnh từ đầu thế kỷ XX, khi nền học thuật của Việt Nam còn đang trong quá trình hình thành, vẫn tỏ ra không hề lạc hậu nếu đặt cạnh những định nghĩa văn hóa sau này.
Không chỉ đƣa ra một định nghĩa về văn hóa làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề văn hóa Việt Nam, Phạm Quỳnh cũng đƣa ra những kiến giải của mình về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, mà thông qua đó, chúng ta có thể hình dung ra đƣợc ông sẽ chọn lựa con đƣờng nào để xây dựng nền văn hóa dân tộc theo hình mẫu lý tƣởng của mình. Việc Phạm Quỳnh bàn khá nhiều về mối quan hệ này là một điều dễ hiểu, bởi ở Việt Nam khi đó, văn hóa và chính trị là hai vấn đề thu hút sự quan tâm của hầu hết giới trí thức nƣớc ta, cũng là hai địa hạt đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Hai vấn nạn nổi lên trong đời sống dân tộc thời kỳ này là: mất chủ quyền về mặt chính trị và mất gốc về mặt văn hóa. Là ngƣời trí thức trƣớc thời cuộc, hẳn nhiên Phạm Quỳnh không thể dửng dƣng với vấn đề này. Ông đã xác định rõ ràng vấn đề chính trị và vấn đề văn hóa ở Việt Nam thời điểm đó là gì. Theo Phạm Quỳnh, vấn đề chính trị đặt ra là: “Làm thế nào cho nƣớc Nam ta trở nên một nƣớc chân chính” [6, tr.1], còn vấn đề văn hóa là: “Làm thế nào cho nƣớc Nam chân chính đó có một cái bản lĩnh chánh đáng về tinh thần và về thực tế để