7. Kết cấu của luận văn
1.2. Những nhân tố chủ quan: Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp và di thảo của Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh (còn có các bút danh Hồng Nhân, Thƣợng Chi) là một học giả, nhà văn, nhà báo có tầm ảnh hƣởng quan trọng ở Việt Nam trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ XX. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, ông nội Phạm Quỳnh – Phạm Tốn – là một ông đồ dạy học, còn cha ông là Phạm Hữu Điển cũng là một tú tài Nho học. Tuy nhiên, Phạm Quỳnh lại đƣợc đào tạo bởi nền giáo dục Pháp – Việt. Ban đầu, ông học trƣờng tiểu học ở Hàng Đào, rồi học Pháp văn ở trƣờng Thông ngôn. Sau đó, ông làm thủ thƣ và thông ngôn ở trƣờng Viễn Đông Bác Cổ. Cũng trong thời gian này, Phạm Quỳnh mới tự học chữ Hán. Ngay từ năm 1913, ông đã tham gia viết bài cho nhiều tờ báo đƣơng thời, trong đó có cả
Đông Dương Tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Đến năm 1917, ông trực tiếp làm chủ bút của Nam Phong tạp chí, một tờ báo do ngƣời Pháp lập ra. Trong thời gian này, ông đồng thời sáng lập và làm Tổng thƣ ký hội Khai trí Tiến Đức, rồi hội trƣởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1922, ông có dịp sang Pháp. Tại đây, ông đã có những buổi gặp mặt Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trƣờng. Điều này đã đƣợc ông ghi chép lại trong mấy dòng của tác phẩm Pháp du hành trình nhật ký: “Chiều nay ăn cơm An Nam với mấy ông đồng bang ở bên này. Mấy ông này là tay chí sĩ, vào hạng bị hiềm nghi, nên bọn mình đến chơi, không khỏi có trinh tử dò thám. Lúc ăn cơm trong nhà, chắc lũ đó đứng ngoài nhƣ rƣơi; nhƣng họ cứ việc họ, mình cứ việc mình, có hề chi! Đã lâu nay không đƣợc ăn cơm ta ngon quá. Ăn cơm ta, nói tiếng ta, bàn chuyện ta, thật là vui vẻ thỏa thích” [53, tr.595]. Năm 1932, khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông đƣợc triệu vào Huế làm Ngự tiền văn phòng, rồi làm Thƣợng Thƣ bộ Học và Thƣợng Thƣ bộ Lại. Trong thời gian làm quan, ông đã từng sang Pháp để xin thực dân Pháp trả lại Bắc Kỳ theo hiệp ƣớc 1884, nhƣng không thành công. Chủ trƣơng chính trị của ông có thể xem nhƣ thất bại, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại. Bản thân Phạm Quỳnh, những năm cuối đời, trong Hoa Đường Tùy bút, khi nhìn lại quãng thời gian tham gia vào quan trƣờng này, đã không khỏi có ý tự mỉa mai, khi tự cho mình là “sinh vào thời loạn là buổi Á Âu xung đột, mà tự khờ dại đem mình ra lăn lộn giữa phong trào hỗn độn, trong thời
37
buổi nhá nhem, không biết cái thân “Nho quèn” đƣơng nổi sao đƣợc thời thế, và ở giữa cái xã hội xu thời mị chúng này, ai còn thiết đến kẻ văn nhân Nho sĩ, chỉ biết đem một thái độ ôn hòa nho nhã mà đối với cái cuồng phong bác tạp hỗn hào!” [81, tr.56].
Nhƣ vậy, có thể thấy, Phạm Quỳnh là một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Việt Nam đƣợc hƣởng nền giáo dục Pháp – Việt trong những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dù vậy, ông không hoàn toàn đứt đoạn với nền văn hóa truyền thống của dân tộc, một mặt, vì ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, mặt khác, do đặc thù công việc, cũng nhƣ do sự cần mẫn, ham hiểu biết của bản thân mà Phạm Quỳnh có cơ hội tự học, tự tìm hiểu nền văn hóa của dân tộc. Chính điều này đã tạo nên ở Phạm Quỳnh một bản lĩnh văn hóa đáng nể, khiến ông không bảo thủ, cố chấp khƣớc từ những thành tựu của phƣơng Tây, cũng không bị mê hoặc mà chạy theo phƣơng Tây đến nỗi vứt bỏ những giá trị phƣơng Đông. Vì vậy, ở Phạm Quỳnh, chúng ta luôn nhận thấy một nỗ lực nhằm đƣa hai nền văn hóa Đông, Tây xích lại gần nhau. Nhìn chung, với tƣ cách là một nhà chính trị, một ông quan đại thần của triều đình Huế, Phạm Quỳnh không để lại những dấu ấn đáng kể. Những đóng góp chủ yếu của Phạm Quỳnh mà ngày nay chúng ta ghi nhận là ở sự nghiệp văn hóa của ông. Sinh thời, ông là ngƣời viết khá nhiều và cũng rất phong phú. Ông viết du ký, tùy bút, dịch thuật, lại viết cả phê bình văn học, triết học… Hầu nhƣ sự nghiệp trƣớc tác của ông đều gắn với Nam Phong tạp chí. Một số nhỏ trong đó đã đƣợc tuyển chọn vào những cuốn sách khác nhau, ngoài ra, những bài viết của ông không đăng trên Nam Phong tạp chí, gần đây cũng đã đƣợc công bố và đến với đông đảo bạn đọc. Những tác phẩm của ông đã đƣợc xuất bản ở Việt Nam gồm có:
Mười ngày ở Huế (NXB Văn học, 2001), Luận giải văn học và triết học (NXB Văn hóa thông tin, 2003), Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội nhà văn, 2004),
Thượng Chi văn tập (NXB Văn học, 2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932 (NXB Tri thức, 2007), Hoa Đường tùy bút và 51 bản dịch thơ Đỗ Phủ (NXB Hội nhà văn, 2011), Tuyển tập du ký (NXB Tri thức, 2013).
38