Quan niệm của Phạm Quỳnh về đường hướng xây dựng nền văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 64 - 85)

7 Bản dịch phần đầu tác phẩm Phương pháp luận của Phạm Quỳnh đã đƣợc đăng trên Nam Phong các số 3, 4, 5; rất đáng tiếc là sau đó công việc này đã không đƣợc tiếp tục, và đây vẫn là một bản dịch dở dang.

2.2. Quan niệm của Phạm Quỳnh về đường hướng xây dựng nền văn hóa dân tộc

2.2.1. Ý tưởng về một nền văn hóa mới trên cơ sở điều hòa văn hóa Đông – Tây

Mục đích cuối cùng Phạm Quỳnh hƣớng đến không phải là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa, mà là làm sao để xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam. Đây là câu hỏi đƣợc đặt ra cho tất cả những ai tâm huyết với nền văn hóa dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi nền văn hóa Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều thử thách. Đâu là tƣơng lai cho nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa vật lộn giữa một bên là những giá trị cựu truyền đẹp đẽ nhƣng cũng đầy những bất cập, lỗi thời, và bên kia là nền văn hóa ngoại lai mới mẻ, ƣu trội nhƣng đầy rẫy những tệ nạn? Thông qua cách giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa hai nền văn hóa Đông Tây, giữa truyền thống và hiện đại của Phạm Quỳnh, có thể nhận thấy đâu là giải pháp của ông. Tất nhiên, không đợi đến khi những phƣơng cách giải quyết này đƣợc xác lập một cách rõ ràng, Phạm Quỳnh mới đƣa ra giải pháp của mình về nền văn hóa mới cho dân tộc. Việc ông giải quyết những vấn đề nền tảng đƣợc ông thực hiện cùng lúc với việc đƣa ra ý tƣởng về nền văn hóa mới, trong chừng mực chúng làm rõ ràng hơn tính hợp lý trong ý tƣởng của mình. Ý tƣởng cốt lõi về nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam đã đƣợc Phạm Quỳnh phát biểu từ rất sớm, ngay khi ông còn cộng tác với Đông Dương Tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh, chứ không đợi đến khi ông làm chủ bút Nam Phong. Trong bài viết “Tân cổ học bình luận” năm 1916, ông đã nhận rằng đã tìm đƣợc lối đi cho mình: “Tôi vốn con nhà Nho sớm lạc loài vào đƣờng tây học. Lắm lúc sính học mới muốn tây hóa nƣớc nhà; lắm lúc nghĩ tổ quốc tủi làm con bất hiếu. Vậy bây giờ đã tìm đƣợc

60

đƣờng lối. Dám đem nhời nói thành thực bàn bạc cùng đồng bào” [58, tr.9]. Đƣờng lối đó chính dung hòa Đông – Tây, tân – cựu: “Tôi thiết tƣởng chỉ có một cách, là đem các lý tƣởng làm gốc cho sự học cũ đời xƣa cùng sự học mới thời này mà thích giải cho thực rõ ràng, để mọi ngƣời biết cái chí thú hai sự học ấy, cùng điều gì giống nhau, điều gì phản đối nhau, điều gì dung hóa đƣợc; vì tôi tin rằng sự học mới ta mai sau này là ở cách dung hóa cái cổ học nƣớc ta với cái tân học thời nay. Dung hóa khéo ra thì sự học hành ta không đến nỗi thất bản mà cũng không đến nỗi trậm thời” [57, tr.5]. Sự điều hòa đó không phải là một sự cộng gộp một cách cơ học hai nền văn hóa, mà phải là một sự “hóa hợp” mà ở đó mỗi nền văn hóa cải biến lẫn nhau, để chung cuộc, tạo ra một nền văn hóa mới: “Sự học mới học cũ nƣớc ta không những là phải hỗn hợp làm một, lại phải hóa hợp với nhau nữa để cho kính hiển vi hậu thế không phân biệt đƣợc chất gì là chất Nho chất gì là chất tây, hai chất đã dung luyện làm thành ra hồn Nam việt” [58, tr.9]. Nhƣ vậy, ý tƣởng của Phạm Quỳnh đã đƣợc ông phát biểu một cách rõ ràng và quả quyết ngay từ những ngày đầu tham gia hoạt động báo chí. Ông xem nó nhƣ đƣờng lối hoạt động của mình, hơn nữa, còn là đƣờng lối duy nhất khả dĩ trong bối cảnh nƣớc ta thời kỳ đó; và trên thực tế, cho đến khi chấm dứt sự nghiệp văn hóa của mình, nhiều điểm trong quan niệm của Phạm Quỳnh có những biến đổi, song ông luôn tỏ ra nhất quán trong ý tƣởng cốt lõi đó.

Khi đƣợc đặt vào cƣơng vị chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh đã tiếp tục khẳng định việc hiện thực hóa ý tƣởng đó nhƣ một mục đích của tờ tạp chí này: “Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một nền học thuật mới để thay vào cái Nho học cũ, cùng đề xƣớng lên một cái tƣ trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng cái tƣ trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn tƣ tƣởng của Thái Tây, nhất là của nƣớc Đại Pháp, mà không quên cái quốc túy trong nƣớc” [59, tr.5]. Sau đó, Phạm Quỳnh còn nhiều lần khẳng định lại quan điểm này của mình nhƣ một quan điểm chủ đạo mà ông luôn đặt bên mình, luôn tâm niệm: “Tôi đây cũng tin ở sự điều hòa đó, vẫn lấy bốn chữ “thổ nạp Âu Á” làm lời cảnh huấn riêng” [5, tr.449]. Chủ đích của ông quá rõ ràng, đó là kiến tạo cho nƣớc ta một nền văn hóa mới, không còn là nền văn hóa Việt Nam nguyên bản trong quá khứ, cũng không phải là một bản sao của văn hóa phƣơng Tây, mà là nền văn hóa chấp nhận cả những giá trị phƣơng Đông và phƣơng Tây, truyền thống và hiện đại.

61

Ý tƣởng này của Phạm Quỳnh thực ra không mới, mà trái lại, đã khá phổ biến trong tầng lớp trí thức Việt Nam nói riêng, và trí thức các nƣớc Đông Á nói chung ở thời điểm đầu thế kỷ XX. Hạt nhân của sự điều hòa Đông Tây trong quan niệm của Phạm Quỳnh là gì? Ông đã nói rất rõ: “Điều hòa Khoa học với Đạo học, lòng công lợi với bụng chân thành tức là điều hòa hai cái văn hóa Đông Tây vậy” [5, tr.452]. Mà nhƣ vậy, nó cũng không khác nhiều so với chủ trƣơng “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” của các nhà Nho duy tân Trung Hoa, vốn cũng đƣợc các nhà Nho duy tân Việt Nam tiếp thu đầu thế kỷ XX.

2.2.2. Hai phương diện của việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: Thâu thái và bảo tồn

Ý tƣởng cốt lõi cho việc xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc đã đƣợc Phạm Quỳnh định rõ: điều hòa văn hóa Đông Tây. Vấn đề tiếp theo là: cần phải thực hiện sự điều hòa ấy nhƣ thế nào? Ở đây, có thể thấy đƣợc sự cụ thể hóa quan niệm của ông về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng văn hóa Việt Nam. Ông đã tìm kiếm sự dung hòa Đông Tây, mới cũ trong sự thống nhất của hai phƣơng diện: thâu thái và bảo tồn. Ông cho rằng: “đối với văn hóa Tây phƣơng ta phải có cái chủ ý thâu thái mà trong khi thâu thái, phải biết khéo kén chọn; đối với văn hóa Đông phƣơng ta phải có cái chủ ý bảo tồn, mà trong khi bảo tồn phải biết khéo phát huy” [78, tr.637]. Những yêu cầu, nguyên tắc chung của việc bảo tồn và thâu thái đã đƣợc chúng tôi trình bày ở trên, dƣới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề cụ thể hơn: theo Phạm Quỳnh, trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo ý tƣởng của ông, cần bảo tồn những gì từ truyền thống văn hóa dân tộc, và thâu thái những gì từ văn hóa phƣơng Tây? Đây không còn là những vấn đề chung nữa, mà là vấn đề gắn trực tiếp với thực trạng văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, là cái đích mà Phạm Quỳnh hƣớng đến.

Là ngƣời theo Tây học, song sự lên tiếng cho việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc ở Phạm Quỳnh có lẽ còn quyết liệt hơn nhiều so với sự lên tiếng cổ động cho việc học tập phƣơng Tây. Điều này xuất phát từ một thực tế là, cho đến thời của ông, khuynh hƣớng Tây hóa mau lẹ, vứt bỏ truyền thống còn nguy hại hơn nhiều so với khuynh hƣớng bảo thủ vốn không còn mấy trọng lƣợng. Giữa trào lƣu Tây hóa cực đoan, Phạm Quỳnh, cùng với tờ Nam Phong Tạp chí của ông, đã lựa chọn cho mình con đƣờng tìm về với những giá trị cựu truyền của dân tộc. Tất nhiên, trong quan niệm của ông, giá trị truyền thống cần phải bảo tồn không đồng nhất với cái

62

“hủ”, cái “cũ”. Thực ra, chính ông cũng là ngƣời phê phán một cách gay gắt những cái “cũ” theo nghĩa lạc hậu, không hợp thời, cản trở sự phát triển của dân tộc. Cho nên, vấn đề bảo tồn ở đây gắn liền với chuyện, Phạm Quỳnh đã nhìn nhận thế nào về nền văn hóa cựu truyền của dân tộc, và giữa những di sản ấy, ông lựa chọn những gì để lƣu giữ. Phạm Quỳnh là ngƣời luôn luôn tự hào về nền văn hóa dân tộc, một nền văn hóa tuy đôi lúc làm ông thấy mặc cảm bởi sự phụ thuộc của nó vào nền văn hóa Trung Hoa, song cũng là một nền văn hóa có bề dày truyền thống và chứa đựng bản sắc riêng của mình: “Nhƣng nƣớc Nam từ xƣa đến nay vẫn là một quốc gia hoàn toàn, một quốc gia rất có tính cách thuần túy, có tính tình, phong tục, có chế độ, tinh thần riêng, trải qua hai nghìn năm, đã tiến hóa trong một cái hoàn cảnh riêng, thành ra đặc biệt hẳn với các dân tộc khác” [80, tr.529]. Một nền văn hóa có bề dày lịch sử nhƣ vậy, hẳn nhiên, hàm chứa trong nó rất nhiều giá trị cần phải lƣu giữ, đó có thể là những phong tục, tập quán, là lề lối sinh hoạt, là những công trình nghệ thuật, kiến trúc… nhƣ ông đã nhiều lần cố công đề cập đến trong các bài viết của mình. Song nếu phải lựa chọn trong số đó một yếu tố đóng vai trò nhƣ là cốt tủy của nền văn hóa Việt Nam, nhƣ là bản sắc văn hóa Việt Nam, thì theo Phạm Quỳnh, đó là đạo đức Nho giáo (đạo đức Nho giáo chứ không phải toàn bộ học thuyết Nho giáo). Đây là cái mà ở thời của mình, ông gọi là “quốc túy”. Trong bài Viếng cụ Nguyễn Bá Học, Phạm Quỳnh đã khẳng định: “quốc túy chính là cái đạo tu thân xử thế của các bậc hiền nhân quân tử của nƣớc nhà, quốc túy chính là cái cách căng trì cẩn thủ, sửa mình ở đời làm sao cho khỏi thẹn với ngƣời trƣớc, làm sao cho thực hành đƣợc cái lý tƣởng đạo đức của các bậc cổ thánh hiền trong nƣớc vậy” [62, tr.166]. Nói cách khác, theo Phạm Quỳnh, quốc túy chính là tinh thần đạo đức Nho giáo, đƣợc bảo tồn thông qua hành vi đạo đức, đời sống đạo đức của các nhà Nho, mà ở đây, Nguyễn Bá Học là một hình mẫu tiêu biểu. Đối với Phạm Quỳnh, những chuẩn mực, quan điểm đạo đức cơ bản mà Nho giáo đặt ra có giá trị trƣờng tồn. Ông từng khẳng định rằng: “Nhƣ cái thuyết “nhân”, “nghĩa”, “lễ”, “trí”, thì thật là giƣờng mối của đạo đức luân lý muôn đời (…) Lại nhƣ cái thuyết “tu”, “tề”, “trị”, “bình” , há chẳng phải là tiêu biểu cho một cái lý tƣởng làm ngƣời rất thâm trầm và rất thiết thực dƣ?” [74, tr.456], hay “Muốn vãn hồi phong hóa, tất phải chấn chỉnh luân lý; muốn chấn chỉnh luân lý tất phải căn cứ ở ba cái nghĩa lớn quân thần, phụ tử, phu phụ, là nền tảng của luân lý Đông phƣơng” [75, tr.103]. Nhƣ vậy, tam

63

cƣơng ngũ thƣờng, hay bát điều mục – những luận điểm nền tảng của học thuyết đạo đức Nho giáo – đều đƣợc ông nhấn mạnh và đề cao. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, Phạm Quỳnh không tôn sùng tất cả những gì thuộc về Nho giáo. Ông đã nhiều lần phê phán nó. Ông đã giành những lời lẽ gay gắt nhất để phê phán mặt bất cập của chế độ giáo dục khoa cử Nho giáo: “Hệ thống đó đã bóp nghẹt trí tuệ bằng một nền văn hóa thuần túy từ chƣơng, một nền giáo dục học thuộc lòng chỉ có một mục tiêu duy nhất là đào tạo nên những “con vật thi” [80, tr.229]. Do đó, bảo tồn Nho học cần phải đƣợc xác định một cách rõ ràng rằng: “Ngày nay bảo tồn là bảo tồn lấy cái tôn chỉ đó, phát huy suy diễn nó ra, để làm cái bản lĩnh cho ngƣời mình, chứ không phải là bảo tồn cái lối học chữ Nho sai lầm, cái chế độ thi cử bó buộc nhƣ xƣa đâu” [7, tr.309]. Nhƣ vậy, với ông, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chính là bảo tồn và phát huy đạo đức Nho giáo, tinh thần tu thân xử thế của Nho giáo.

Việc thừa nhận giá trị của đạo đức Nho giáo đã dẫn Phạm Quỳnh đến chỗ tin tƣởng vào khả năng phục hƣng Nho giáo ở Việt Nam. Nho giáo, đối với ông, không chỉ là một di sản văn hóa đẹp đẽ của quá khứ, mà còn là thứ có thể song hành cùng tƣơng lai văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, ông đã đón nhận bộ sách “Nho giáo” của Trần Trọng Kim không phải nhƣ một hoài niệm về quá khứ dân tộc, mà nhƣ một việc làm đầy ý nghĩa cho tƣơng lai: “Ông (Trần Trọng Kim - TG) cặm cụi mấy năm nghiên cứu mà làm ra sách Nho giáo này, quyết không phải là làm một việc xa xôi không thiết thực; chính là làm một việc rất có quan hệ cho tiền đồ văn hóa nƣớc nhà vậy” [7, tr.307]. Bất chấp những di sản tiêu cực mà Nho giáo để lại, bất chấp một thực tế là ở thời của Phạm Quỳnh, địa vị của Nho giáo đang ngày càng suy giảm trong xã hội Việt Nam, đối với ông, nó vẫn là thứ cần thiết phải đƣợc phục hƣng ở nƣớc ta trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XX: “Vậy mà nếu có một học thuyết cần phải đƣợc làm sống dậy mạnh mẽ trong thời kỳ bất an và hỗn loạn này, hỗn loạn trong tâm trí con ngƣời và hỗn loạn trong các thói tục, còn trầm trọng hơn nhiều so với các xáo động thoáng qua của chính trị hay các cuộc đảo lộn hời hợt của xã hội, thì đấy chính là học thuyết của bậc hiền triết cổ đại này (Khổng Tử - TG), ngƣời duy trì trật tự vĩ đại nhất xƣa nay” [80, tr.172].

Vấn đề đặt ra tiếp theo là, trong một thời thế mới, Nho giáo cần mang bộ mặt nhƣ thế nào? Đây là điều mà Phạm Quỳnh hết sức quan tâm: “Gây lấy một cái đạo Nho mới thích hợp với thời thế bây giờ, ấy là một sự nghiệp lớn lao, chỉ còn đợi có

64

ngƣời sốt sắng” [74, tr.458]. Nho giáo là một học thuyết đã có tuổi đời hàng ngàn năm, đã đƣợc kế thừa và phát triển qua bao nhiêu thế hệ các nhà Nho nối tiếp nhau trong lịch sử Trung Hoa cùng các nƣớc Đông Á khác nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Vì vậy, việc khẳng định vai trò của Nho giáo nói chung là một chuyện, việc xác định thứ Nho giáo cần phải theo là thứ Nho giáo nào lại là một chuyện khác. Phạm Quỳnh đã quan tâm đến vấn đề thứ nhất, hẳn nhiên không thể thờ ơ với vấn đề thứ hai. Nhƣng Phạm Quỳnh không phải là một ngƣời đƣợc thụ hƣởng một nền giáo dục Nho học bài bản, cũng không phải là một nhà nghiên cứu Nho giáo chuyên sâu (Ở Nam Phong Tạp chí, Phạm Quỳnh chuyên về những vấn đề triết học và tƣ tƣởng phƣơng Tây, vấn đề triết học và tƣ tƣởng phƣơng Đông nói chung, Nho học nói riêng là phạm vi quan tâm của một số tác giả khác, chẳng hạn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Trác…). Chính vì vậy, Phạm Quỳnh tuy có bàn đến chuyện, Nho giáo với tƣ cách nền tảng cho nền văn hóa dân tộc trong tƣơng lai cần phải là thứ Nho giáo nào, song những bàn luận của ông về vấn đề này là khá tản mạn và không hệ thống. Thông qua những bài viết của Phạm Quỳnh, có thể thấy, ông đã phác họa một số phƣơng án cho việc phục hƣng Nho giáo. Trƣớc hết, Phạm Quỳnh đƣa ra ý tƣởng quay về với Nho giáo nguyên thủy. Mọi sự chú giải Nho giáo Khổng Mạnh, đối với ông, chỉ làm Nho giáo trở nên nghèo nàn hơn: “Tôi đã có dịp nghiên cứu đạo đức của Khổng Tử và nói rằng, đƣợc khôi phục đúng với sự trong sáng nguyên thủy của nó, bóc đi hết lớp bọc các bình phẩm và chú giải làm vƣớng víu và khô cằn nó đi từ bao nhiêu thế kỷ, cho đến ngày nay nó vẫn còn có thể cung cấp cho chúng ta nhiều bài học bổ ích về cuộc sống và minh triết” [80, tr.227]. Đây

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)