Các biện pháp xử lý chất thải rắn nguy hạ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 42)

Sân phơi bùn

3.5.3. Các biện pháp xử lý chất thải rắn nguy hạ

a) Biện pháp thiêu đốt đối với thuốc bảo vệ thực vật

Phương pháp được sử dụng để xử lý các thuốc bảo vệ thực vật vô cơ thành các chất vô cơ không độc hại như: CO2, H2O và Cl... Đây thường là biện pháp cuối khi không còn cách tiêu huỷ nào khác hữu hiệu và triệt để đối với những thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao, quá bền vững.

Bản chất của phương pháp là ôxy hoá thuốc bảo vệ thực vật bằng ôxy không khí ở nhiệt độ cao. Phương pháp này có ưu điểm là xử lý được triệt để các thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong bao bì so thành các chất vô cơ không độc hại như: CO2, H2O và Cl...

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiệt độ tiêu hủy trên 1600oC, cần đủ ôxy và thời gian tiếp xúc, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 giây, có sự tham gia của chất xúc tác.

Với các bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật dạng vô cơ, có chứa thuỷ ngân (Hg) và các kim loại nặng, phương pháp này không được áp dụng bởi hiệu suất xử lý thấp. Các lò đốt được sử dụng trong phương pháp này là các lò đốt dạng lò nung xi măng hoặc lò đất đặc biệt. Hiện tại đối với điều kiện Việt Nam, việc xây dựng các lò đốt cố định đạt tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật là rất khó khăn.

Các nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đốt

Quá trình tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật có thể phát sinh các dạng chất thải sau: • Chất thải rắn

Chủ yếu là tro xỉ, thủy tinh nóng chảy kết tinh lại phát sinh trong quá trình đốt vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật, than hoạt tính dùng hấp phụ dung môi hữu cơ ước tính 1-2m3 tro xỉ 110 tấn thuốc bảo vệ thực vật.

• Nước thải

Nước thải chủ yếu là dịch hấp thụ khí thải sau quá trình đốt, dịch hấp thụ đi trong quy trình tuần hoàn kín, ước tính có khoảng (1÷2 m3/10 tấn thuốc bảo vệ thực vật) nước thải. Ngoài ra còn một lượng nhỏ dầu DO dư thừa trong quá trình đốt. Nước thải sau xử lý có khoảng 1÷2 m3/10 tấn thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm cao được trung hoà sơ bộ bằng axít, qua xử lý sinh học đảm bảo các tiêu chuẩn TCVN mới đưa vào môi trường.

• Khí thải

Khí thải phát sinh từ các nguồn sau:

- Từ ống khói lò đốt, thành phần chủ yếu là SO2, NOx, CO, CO2, hơi nước.. - Từ chụp hút tại nơi mở bao gói thuốc bảo vệ thực vật, thành phần là các hơi hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật.

phần là các hơi hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. • Đất

Lượng tro xỉ phát sinh trong quá trình đốt có thành phần chủ yếu là các hợp chấtsilicat, cacbon được xử lý bằng bột tiêu độc trước. khi thải vào bãi rác hoặc đem chôn lấp không thể gây ảnh hưởng đến môi trường, ở đây có ảnh hưởng duy nhất là khu vực xử lý chiếm dụng một phần nhỏ đất đai.

b) Chôn lấp cặn sau xử lý

* Cấu tạo ô chôn lấp

Ô chôn lấp được lựa chọn và xây dựng tại một vị trí có địa hình thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của nước mưa và ngập lụt. Việc xây dựng bể tuân thủ bản hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại do Bộ KHCN&MT ban hành (QĐ số 60/2002/QĐ - BKHCN&MT ngày 07/08/2002).

Ô chôn lấp được xây dựng dạng ô chìm. Đáy và thành ô được gia cố bằng lớp sét dày tối thiểu 30cm, có hệ số thấm K ≤ 1 x 10-7cm/s. Tiếp đến là lớp xỉ than hoặc than hoạt tính dày 20cm, ô chôn lấp được xây dựng dạng bê tông cốt thép, bể đáy đổ bê tông cốt thép mác # 400 dày 25 cm. Tường xây bằng gạch đặc dày 30cm và đổ giằng bê tông cốt thép chịu lực nở. Được trát xi măng cát vàng mặt trong và ngoài, đánh bóng trộn thuỷ tinh lỏng, chống thấm.

* Kỹ thuật chôn lấp

Chôn lấp sản phẩm tiêu huỷ Wofatox được tiến hành theo trình tự sau :

- Lớp đáy bể được rải một lớp vôi bột dày 5cm; Đổ vôi (đã cố định dầu cũng như sản phẩm phân huỷ khác) thành lớp dày 15-20cm;

- Rải đều toàn bộ số vỏ chai bao bì đã đập vụn thành lớp hoá cứng bằng xi măng. - Rải tiếp một lớp vôi bột đủ lấp kín số thuỷ tinh

- Rải tiếp cho hết số vôi cố định dầu và các sản phẩm phân huỷ Wofatox còn lại và hoá cứng bằng xi măng.

- Rải một lớp xỉ than dày 20cm phủ kín sản phẩm cần chôn lấp; - Rải một lớp than hoạt tính dày 2-3cm lên trên lớp xỉ tham

- Lèn chặt bể bằng một lớp đất bùn ruộng có hàm lượng hữu cơ cao;

- Bê tông hoá kín toàn bộ bằng một lớp xi măng cốt thép # 400 làm nắp bể, có gia cố tránh nước đọng trên mái cũng như xung quanh bể.

c) Biện pháp phân huỷ thuốc bảo vệ thực vật bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời

Các bức xạ tia cực tím có năng lượng lớn, do đó nó có tác dụng phá hủy lớn. Các phản ứng phân huỷ bằng tia cực tím (UV), bằng ánh sáng mặt trời thường làm gẫy mạch vòng hoặc gẫy các mối liên kết giữa chỉ với cacbon, hoặc nguyên tố khác trong cấu trúc phân tử của chất hữu cơ với cacbon và sau đó thay thế nhóm đó bằng nhóm phenyl hoặc nhóm Hyđroxyl và giảm độ độc của chất.

Ưu điểm : Hiệu suất xử lý cao, chi phí xử lý thấp, rác thải an toàn ra môi trường.

Nhược điểm: Không thể áp dụng để xử lý chất ô nhiễm chảy tràn và chất thải rửa có nồng độ đậm đặc. Có thể áp dụng phương pháp này để xử lý đất, tuy nhiên khi có lớp đất trực tiếp được tia cực tím chiếu không dày hơn 5mm. Do đó, khi cần xử lý nhanh lớp đất bị ô nhiễm tới các tầng sâu hơn 5mm thì phương pháp này ít được sử dụng và đặc biệt trong công nghệ xử lý hiện trường.

Bảng 4.5. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam(Ban hành kèm theo quyết định số: 31/2006/QĐ - BNN ngày 27 tháng 4 năm 2006

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w