Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên con người và động vật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 25)

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của việc phơi nhiễm ngộ độc

chế gây độc cấp tính mãn tính lên động vật

Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diệt sâu bằng nhiều cách:

• Tác động lên hệ thần kinh: Là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid.

Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men ChE, làm tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là quá trình Phosphorin hoá, với carbamat là quá trình cabamil hoá men ChE. Khi dẫn chuyền kích thích thần kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin cholin để dẫn truyền kích thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua các đầu mút thần kinh, acetin cholin được phân thuỷ phân nhờ men ChE. Men này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ và carbamate. Khi ChE bị ức chế, acetin cholin không bị thuỷ phân sẽ tích

luỹ lại với lượng lớn làm cho dây thần kinh bị tổn thương và đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê liệt.

Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap chuyển thành Nereistoxin có ái lực yếu với ChE nhưng lại ức chế hoạt tính màng sau xinap của tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích thích thần kinh. Cơ chế này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin (thảo mộc)

Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon) là những chất độc với tế bào thần kinh. Các chất này liên kết với các chất thành phần của màng sợi trục thần kinh (là Protein và Lipid), cản trở sự vận chuyển của Ion (chủ yếu là Na+ và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn truyền xung động thần kinh, dẫn đến thần kinh bị tê liệt.

Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và một số men khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế phân chia tế bào ở trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện những tế bào nhiều nhân không đồng nhất. Người bị nhiễm độc thần kinh, lúc đầu có biểu hiện kích động, sau đó co giật do kích động mạnh lên và cuối cùng là tê liệt rồi chết.

• Ức chế sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình trao đổi chất: Sự chuyển hoá năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Không có chuyển hoá năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ thể sẽ chết. Năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động sẽ được lấy lại từ các chất hữu cơ trong thức ăn thông qua sự hô hấp dưới nhiều chặng với sự tham gia của các men. Các hợp chất Asen, Rotenone và Cyanua ức chế hoạt tính của các men hô hấp Oxydaza, Hydrogenaza, Xitocrom làm tích luỹ acid Xetonic, ngăn cản chu trình Kreb trong quá trình hô hấp.

thụ tinh, phá vỡ nhiễm sắc thể của trứng hay tinh trùng. Những thuốc này không làm giảm tuổi thọ và hoạt động giao phối cá thể cái không đẻ hoặc đẻ ít.

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w