BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
3.3. Đối với cơ quan quản lý
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi
phạm; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những trường hợp vi phạm cần phải xử lý hình sự.
Đối với những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cần chuyển sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự và truy tố trước pháp luật theo quy định tại Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159 của Bộ Luật Hình sự.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan nhất là các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan về chất lượng sản phẩm; văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sử dụng
Tập hợp các quy định của pháp luật về hình thức, hành vi vi phạm, chế tài xử lý vi phạm hành chính, hình sự, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và hướng dẫn các địa phương việc áp dụng trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm; thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản có liên quan đến quản lý và xử lý vi phạm hành chính, hình sự trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, phát triển công nghệ xử lý CTNH, tìm ra các giải pháp, chính sách quản lý CTNH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tích thực nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới trong vấn đề quản lý chất thải nguy hại để tìm ra các giải pháp, các chính
+ Thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế sẽ giúp cho các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại đạt kết quả cao hơn. Thông qua các hoạt động như trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ về tài chính, chúng ta sẽ có điều kiện triển khai giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nhất là vấn đề vốn và công nghệ.
+ Tham gia xây dựng và thực hiện các công ước quốc tế về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại cũng cần coi là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách bảo vệ môi trường bởi nói không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ sự phát triển bền vững của riêng đất nước mà còn là trách nhiệm chung đối với sự tồn tại và phát triển của toàn nhân loại.