BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
3.5. Biện pháp xử lý
3.5.1.Xử lý bụi, hơi khí thải
a) Xử lý bụi
Bụi phát sinh từ công đoạn phối trộn thuốc BVTV dạng bột
Ghi chú:
• Chụp hút: Thu hồi bụi tại các điểm phát tán bụi
• Hệ ống hút: Dẫn dòng khí có nồng độ bụi cao về thiết bị lọc bụi túi vải • Thiết bị lọc bụi tay áo: Dẫn dòng khí sạch thải ra môi trường.
• Quạt hút: Tạo áp lực âm trên toàn hệt hống để thu hồi khí bụi tại các điểm phát thải bụi
• Hiệu suất thiết bị lọc túi vải: 99,8%
• Năng suất hút lock bụi : Max 250.000 m3/h • Nhiệt độ: Max 3500C
• Độ ẩm không khí : < hoặc = 15% • Cỡ hạt bụi : Min 3µm
Nguyên lý hoạt động của túi lọc vải:
Bụi được hút qua hệ thống chụp hút và ống dẫn vào thiết bị lọc bụi tay áo, thiết bị có cấu tạo của bộ lọc bằng túi vải. Các ống tay áo được căng ở đầu dưới vào nắp đục lỗ
áo, tại đây bụi được giữa lại trong túi vải và được thu gom định kỳ để tái sử dụng, còn không khí sạch sẽ được hút qua ống dẫn thoát ra ngoài.
b) Xử lý khí thải, hơi dung môi hữu cơ bằng tháp hấp thụ
Ghi chú: 1. Ống khói thoát khí sạch 2. Chụp hút hơi, khí thải 3. Tháp hấp thu 4. Quạt hút 5. Dung dịch hấp thu
Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ:
Khí thải, hơi dung môi được hút qua hệ thống chụp hút và ống dẫn vào tháp hấp thụ, tại đây, khí thải tiếp xúc với dung dịch hấp thụ được phun dưới dạng sương. Các khí, hơi dung môi này được dung dịch hấp thụ giữ lại và rơi xuống bễ chứa của tháp, lượng nước này sẽ được dẫn thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải. Không khí sạch được dẫn qua hệ thống ống dẫn thoát ra môi trường.
3.5.2. Xử lý nước thải
Nước thải thuốc trừ sâu là nguồn thải độc hại, khó xử lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Tại các công ty sản xuất thuốc trừ sâu, lượng nước thải này không nhiều nhưng độc tính rất cao. Thông thường, sử dụng các công nghệ sau: