Giải pháp về giá vé và bán vé

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VTHKĐS HÀ NỘI THEO MÔ HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (Trang 27 - 30)

e. Huy động từ trái phiếu Cổ phần hóa

3.2.4.1. Giải pháp về giá vé và bán vé

a. Về giá vé:

- Điều chỉnh tăng giảm giá cước theo mùa. Mùa vắng khách giảm giá để thu hút khách, mùa đông khách tăng giá để phù hợp với năng lực vận tải của ngành.

- Áp dụng hình thức khuyến mãi, động viên hành khách đi bằng đường sắt. - Giảm giá cước đối với những tuyến đường có đường bộ chạy song song với đường sắt.

- Tổ chức công tác bán vé khứ hồi. Có chế độ giảm giá cho các tập thể để tăng nguồn thu.

Công tác bán vé có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Để thực hiện tốt công bán vé, Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xếp hàng lấy số thứ tự tự động: Hành khách đến ga nhấn nút lấy số thứ tự rồi có thể ngồi đợi, đi tham quan, giải khát, xem bảng vé, bảng giờ tàu... khi tới lượt nhân viên bán vé sẽ thông báo trên loa và số thứ tự sẽ hiện tại của bán vé để hành khách nhận biết đến mua vé.

- Phân công cửa bán vé: tuỳ theo tình hình hành khách thực tế tại các ga mà có những quy định cụ thể việc phân công cửa bán vé. Có những cách phân công cửa bán vé sau:

+ Phân công cửa bán vé theo chuyến tàu: là bố trí một cửa bán vé chỉ bán vé cho một hoặc hai mác tàu trong khoảng thời gian bán vé trước. Phương án này thích hợp với những ga có nhiều loại tàu với nhiều cấp bậc khác nhau hoặc các loại tàu chênh lệch nhiều về giá cả và điều kiện phục vụ.

+ Phân công cửa bán vé theo ga đến: là bố trí một cửa vé chỉ bán vé cho 1 ga hoặc một vài ga đến có đỗ đón nhận khách đi tàu đối với tất cả các mác tàu. Phương án này có ưu điểm là hành khách có thể lựa chọn mua vé đi bất cứ chuyến tàu nào miễn là thoả mãn đúng yêu cầu về giờ đi, giờ đến, loại mác tàu để có thể tiếp tục hành trình một cách thuận lợi bằng chuyến tàu khác, bằng phương tiện khác hoặc về nhà. Phân công theo ga đến giúp nhà ga chủ động nâng cao hiệu của tổ chức bán vé “ga xa bán trước ga gần bán sau” tận dụng tối đa năng lực đoàn tàu, chủ động điều tiết luồng hành khách đến các ga sao cho vừa có lợi cho ngành đường sắt vừa đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của hành khách. Nhược điểm là có thể gây ra nhầm lẫn, trùng chỗ nếu bán nhiều chuyến tàu cùng cấp bậc, cùng giá tiền hoặc do sự biến động bất thường của luồng khách nếu nhà ga không linh hoạt nhạy bén điều tiết có thể xảy ra tình trạng cửa đông khách, cửa vắng khách mua vé.

+ Phân công cửa bán vé theo đối tượng hành khách: bao gồm đối tượng ưu tiên, CBCNV ngành đường sắt, tập thể, học sinh sinh viên, khách người nước ngoài, đối tượngkhác ... Phương án này có ưu điểm là giúp nhà ga giải quyết tốt chính sách ưu đãi của nhà nước đối với một số người có công với cách mạng hoặc đối tượng ưu tiên theo phong tục tập quán được xã hội thừa nhận nhà bà mẹ Việt nam anh hùng, thương binh, anh hùng lao động các lực lượng vũ trang, nguời già yếu, phụ nữ có thai, con nhỏ, người tàn tật ... các đối tượng như nhau được xếp vào mua vé cùng một cửa thường có nhu cầu loại vé, loại tàu tương tự nhau nên việc bán vé sẽ nhanh hơn.

+ Phân công cửa bán vé theo ngày đi tàu: Phương án này được áp dụng khi khối lượng hành khách đột ngột tăng lên trong các ngày nghỉ, ngày lễ liền với thứ bảy, chủ nhật và đặc biệt là dịp tết âm lịch: do nhu cầu đi tàu tập trung trong một giai đoạn ngắn trước tết 20 ngày đối với tàu số chẵn, sau tết 20 ngày đối với tàu số lẻ trong khi đó việc bán vé lại được tổ chức trước từ 30 đến 60 ngày vì vậy số lượng hành khách mua vé thường dồn ép vào cùng một số ngày mà khả năng của ga không thể đáp ứng nổi. Ví dụ phương án bán vé hiện tại của tuyến phía Tây Hà Nội

- Mở rộng phạm vi và địa điểm bán vé: Nếu chỉ có phương thức bán vé truyền thống tại ga sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, cần phải lập thêm các đại lý bán vé trên cả nước đặc biệt là các khu vực đô thị, khu đông dân cư. Từ đó sẽ giảm bớt lượng người đến ga mua vé. Nhà ga chủ yếu tập trung vào công tác khách vận tổ chức đón tiễn, phục vụ hành khách đi đến và bán vé đi ngay trong ngày. Góp phần giảm tải công tác bán vé trong các dịp lễ, tết, mùa thi… giảm tình trạng phe vé vẫn còn đang tồn tại hiện nay.

- Đa dạng hoá các hình thức thanh toán tiền vé: chấp nhận nhiều hình thức thanh toán tiền vé cho khách hàng. Các hình thức thanh toán phổ biến gồm:

+ Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán chủ yếu và phổ biến nhất của ngành đường sắt, nó chiếm tới 97% giao dịch hàng ngày. Hành khách đều trả bằng tiền mặt khi mua vé cho nhu cầu cá nhân.

+ Thanh toán bằng séc chuyển khoản: Thường dùng cho mua vé tập thể, đơn vị mua vé chuyển tiền vào tài khoản của đường sắt qua ngân hàng.

+ Thanh toán bằng giấy báo đã thu cước phí: Khách hàng nộp tiền trực tiếp tại phòng tài chính kế toán để được cấp giấy báo thu, khi mua vé nhà ga sẽ khấu trừ số tiền theo giá trị của tổng số tiền đã bán, số tiền còn lại được sử dụng để mua vé tiếp cho lần sau.

+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng (Master card hoặc Visa card): Đây là hình thức thanh toán tiên tiến đảm bảo an toàn tiện lợi cho hành khách và giảm thời gian chờ đợi vì phải kiểm đếm và kiểm tra tiền.

+ Thanh toán theo hợp đồng vận chuyển hành khách: giữa khách hàng và đường sắt ký kết hợp đồng thanh toán quy định thời gian thích hợp, phương thức trả tiền và các điều kiện ràng buộc khác đảm bảo lợi ích của cả hai bên theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VTHKĐS HÀ NỘI THEO MÔ HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w