3. Kết quả và thảo luận
VỤ KIỆN CHẤT NGỌT NHÂN TẠO
Những nhà sản xuất chất ngọt nhân tạo bị kiện. Chất ngọt sắp sử a làm đề tài tranh cãi gay gắt ở phòng xét xử. Skip to next paragraph Một bên là chất ngọt nhân tạo trong túi màu xanh dương, hiệu Equal; và một bên là đối thủ cạnh tranh đang bán chạy nhất với túi màu vàng, hiệu Splenda.
Nhà sản xuất của hãng Equal cho rằng Splenda đã lừa dối hàng triệu người tiêu dùng qua truyền hình và tài liệu quảng cáo bằng cách đưa ra khái niệm là sản phẩm Splenda được làm
bằng đường tự nhiên. Nhà sản xuất của hãng Splenda tranh cãi rằng quá trình sản xuất chất ngọt quả thật là bắt đầu từ đường.
Thứ hai tuần sau, một vụ kiện của nhà sản xuất Equal, hãng Merisant, chống lại nhà sản xuất của Splenda, công ty McNeil Nutritionals, đã được lên kế hoạch xét xử trước bồi thẩm đoàn ở phiên tòa Liên bang quận Philadelphia.
Nhà lãnh đạo thị trường chất ngọt với nhiều cạnh tranh gay gắt tổng trị giá 1,5 tỉ đôla hiện đang bị đe dọa. Equal đã một lần thống trị thị trường này, tìm hướng phát triển cho
hơn 6,000 sản phẩm tiêu thụ như Diet Coke và Diet Pepsi, hai hãng mua chất ngọt nhân tạo nhiều nhất thế giới. Nhưng kể từ khi hãng Splenda xuất hiện vào cuối năm 1999,
Equal đã bị hất ra một bên và Splenda hiện nay đang giữ vị trí số 1 chiếm 62% thị trường ở Mỹ.
Thật không bình thường khi một cuộc tranh chấp về quảng cáo dẫn đến xét xử trước ban hội thẩm. Vụ việc xoáy vào dòng giới thiệu của hãng Splenda: “Làm từ đường nên mùi vị như đường” – một bằng chứng mà Equal chế nhạo giống như ”chuyện hoang đường ở thành thị” trên trang web của hãng.
Trong khi cả hai phía đều chờ đợi một hội gồm những nhà sinh học thần kinh và nhà hóa học là những chuyên gia làm sáng tỏ vụ việc thì cuộc tranh cãi xoay quanh vai trò của ngôn ngữ trong việc tạo dựng và định nghĩa sản phẩm.
Tháng trước, thẩm phán xem xét vụ việc, Gene E. K. Pratter, đã cho ý kiến như sau: “Cụm từ ‘làm từ đường’ có vẻ như đủ đơn giản rồi nhưng nó đã sản sinh ra một trận chiến kéo dài giữa hai phía về việc dùng cách diễn đạt và cú pháp thích hợp”.
“Ví dụ, hãng McNeil cho rằng cụm từ ‘làm từ đường’ rõ ràng loại trừ việc giải thích rằng sản phẩm Splenda là đường hay Splenda được làm với đường”. Cô nói tiếp: “Làm với đường có nghĩa đường là một thành phần có tên trong danh sách trên bao bì. Bày vẽ thường là công cụ khoa trương hiệu quả, McNeil đặt câu hỏi là làm thế nào người tiêu dùng có thể hiểu rằng một sản phẩm ‘làm từ đường’ và ‘vị như đường’ thật sự là đường?”
Kevin L. Keller, một giáo sư chuyên ngành tiếp thị ở Trường kinh doanh Tuck ở
Dartmouth, nói rằng ngôn ngữ trong sản phẩm là “một nhận định hợp pháp, nhận định về mặt tiếp thị và về mặt y tế”. Ông nói thách thức đặt ra là bạn tìm kiếm và thấy được sự thật trong mỗi nhận định khác nhau này như thế nào”.
Merisant đang tìm một sự chi trả tối thiểu 176 triệu đôla trong lợi nhuận của Splenda cũng như sự phê chuẩn của tòa án để buộc nhà sản xuất hãng Splenda phải điều chỉnh lại cách tiếp thị và quảng cáo. Phiên xét xử của bồi thẩm đoàn ước đoán kéo dài 2 tuần. Thành phần chính của Splenda là chất làm ngọt phi dinh dưỡng không phát triển trên
những cánh đồng mía hay xuất hiện trong thiên nhiên ở bất kì nơi đâu. Hơn nữa, nguyên liệu chính là đường sucralose được sản xuất trong phòng thí nghiệm như một hợp chất tổng hợp. Mặc dù tên nghe quen tai nhưng sucralose hoàn toàn không giống như sucrose, tên chuyên môn của đường khối nguyên chất.
Nhà sản xuất hãng Splenda, McNeil, một đơn vị của hãng dược phẩm và tiêu thụ sản phẩm khồng lồ Johnson & Johnson, đã sáng chế nhiều cách để sản xuất sucralose. Một số thì dựa trên sucrose. Thậm chí có một loại còn dựa trên raffinose, một chất liên quan đến đường được tìm thấy trong đậu, củ hành tây và bông cải. Nhưng một số loại khác dựa trên những chất không phải đường – một điều mà nhà sản xuất của hãng Equal đã nắm vững thông tin qua việc tìm kiếm trong các tài liệu sáng chế.
McNeil nói quá trình sản xuất Splenda bắt đầu từ đường đơn nguyên chất. Để làm sucralose, McNeil cho thêm 3 nguyên tử chlorine được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm như muối và rau diếp vào 1 phân tử sucrose. Sucrose biến mất trong quá trình sản xuất nhưng kết quả là — sucralose — ngọt gấp 600 lần so với đường khối thông thường. Sau đó Splenda trộn hai nhân tố lớn hơn là dextrose và maltodextrin vào sucralose. Chất hóa học này thật phức tạp và có thể cản trở bồi thẩm đoàn lắng nghe về quy trình sản xuất là bắt đầu bằng đường nhưng kết thúc cho thành phẩm thì lại mất nó.
Mặc dù điểm xuất phát là dùng đường để sản xuất sucralose, nhưng dòng chữ “đường” hay “sucrose” đã không thấy xuất hiện trên danh sách thành phần của Splenda. Điều này là vì theo quy định của Bộ thực phẩm và dược phẩm F.D.A. không thể lên danh sách liệt kê một chất đã bay hơi trong quá trình sản xuất.
Vào tháng 1 năm 2005, trong bài trả lời về cáo buộc của Merisant vào tháng 11 trước đó, hãng McNeil nói rằng “thành phần chất làm ngọt của Splenda được sản xuất bởi một quá trình nhiều giai đoạn mà khởi đầu là bằng đường mía”. Nhưng sau đó hãng nói thêm: “Splenda là một chất ngọt nhân tạo không có đường” – vì vậy có thể đoán rằng đường đã biến mất trong quá trình sản xuất.
phán đã đem trích dẫn khi bà đưa ra ý kiến của mình – McNeil thừa nhận “đường không chuyển hóa/sucrose không phải là thành phần đường Splenda”. Rebecca Tushnet, một giáo sư về luật quảng cáo ở Đại học Georgetown, một người đã theo suốt vụ việc nói: “Vấn đề trọng tâm ở đây là bạn có thể nói gì về sản phẩm được sản xuất trong phòng thí nghiệm và mối liên hệ của nó với thiên nhiên? Bạn giả thuyết là nó tự nhiên bao nhiêu và liệu vì những thành phần được tìm thấy trong tự nhiên hay là cơ thể bạn chuyển hóa nó một cách tự nhiên?”
Skip to next paragraphMerisant tranh cãi rằng nó là chất hóa học, vị ngọt của Splenda không phải do đường. Luật sư chính bên phía của Merisant, Gregory LoCascio của công ty luật Kirkland & Ellis nói: “Vào cuối ngày, họ nói Splenda là ‘làm từ đường’. Mọi người nghĩ nó là đường không tạo năng lượng, đường đã gạn lọc hay đường kì diệu nhưng nó không phải thế. Nó là chất làm ngọt nhân tạo”.
Những luật sư chính bào chữa cho McNeil nhắc đến những yêu cầu của người phát ngôn McNeil, Julie Keenan, người cung cấp lời tuyên bố Splenda “được làm từ đường mía nguyên chất bằng một quá trình sáng tạo làm 3 nguyên tử chuyển hóa thành phân tử đường (sucrose)”. Bà nói: “Kết quả chất ngọt gọi là sucralose vẫn duy trì vị ngọt của đường”.
Equal, cũng được biết đến như đường aspartame, cũng có một lượng đường rất bé trong đó. Nó gồm 2 acid amin và 1 nhóm metyl ester. Nhưng Equal đã quảng cáo sản phẩm như là một chất ngọt nhân tạo và giảm nhẹ sự nhắc đến đường trong chiến dịch tiếp thị, chỉ nói là nó “ngọt, vị ngon như đường”.
Hơn nữa, Equal có thể nắm thế mạnh nếu liên minh trong trận chiến kiện hãng Splenda với: Hiệp hội sản xuất đường mía, một tập đoàn hành lang và thương mại với 10 tỉ đôla trong ngành công nghiệp đường mía thiên nhiên của Mỹ. Hội liên hiệp đã đơn phương kiện những nhà sản xuất hãng Splenda về việc tuyên bố sản phẩm có liên quan đến đường.
Những cuộc chiến pháp lý về tính xác thực của sản phẩm tiêu thụ không phải mới mẻ gì. Năm 1996, nhà sản xuất Ragu, Conopco, đã thất bại khi kiện nhà sản xuất của Prego, công ty Soup Campell, do Prego nói rằng nước chấm Prego là “cô đặc nhất”. Trong một vụ kiện khác, hãng Hot Wax cũng đã thất bại khi kiện Turtle Wax vào năm 1999, tranh luận hãng đã khiến người tiêu dùng cảm tưởng là sáp đánh bóng xe hơi thật sự chứa sáp (thật ra là không có sáp).
Sản phẩm Equal được bán lần đầu tiên vào năm 1982 bởi G. D. Searle, sau đó được hãng Monsanto mua lại. Merisant, một công ty tư nhân ở Chicago được miêu tả như chàng David nhỏ bé bên cạnh người khổng lồ McNeil, đã mua lại Equal là một phần kinh doanh của Monsanto vào tháng 3 năm 2000. Một nhãn hiệu khác của đường aspartame, NutraSweet, được bán bởi công ty Nutra-Sweet, cũng ở Chicago.
Sau khi nhận được sự chấp thuận từ F.D.A., hãng McNeil ra mắt sản phẩm Splenda vào cuối năm 1999. Vì một chiến dịch tiếp thị rầm rộ của Alchemy, một công ty quảng cáo ở New York, Splenda lập tức bắt đầu lấn lướt việc kinh doanh của Equal. Theo công ty Information Resources Inc., một công ty về dữ liệu thì vào năm 2001, Splenda đã có doanh số bán hàng thường niên được 34 triệu đôla, so với Equal là 84 triệu đôla. Vào cuối năm 2004, McNeil phải hạn chế giảm bớt lượng hàng hóa trên những chuyến hàng Splenda giữa lúc đơn đặt hàng cao vút. McNeil đã chi phí hơn 235 triệu đôla kể từ khi xúc tiến sản phẩm Splenda.
Trong vòng chưa đầy một thế kỉ, Splenda đã thống trị thị trường chất ngọt nhân tạo ở Mỹ. Năm ngoái doanh thu của hãng là 212 triệu đôla, làm giảm doanh số bán của Equal là 49 triệu đôla. Hiện nay, Splenda không chỉ bán trong các bao gói nhỏ và thùng lớn mà còn có mặt trong các sản phẩm Cocoa Puffs, Diet Coke, Pedialyte và gần 4.500 sản phẩm tiêu thụ khác.
Trong hồ sơ phiên tòa, Merisant trích dẫn lời quảng cáo của Alchemy, một công ty quảng cáo của hãng Splenda là “quyết định đặt Splenda như là đường phi nhân tạo”. Trong loạt bài giới thiệu này, công ty quảng cáo nói rằng Splenda phải được xem như “đường không cung cấp năng lượng”, rời xa ý nghĩa của “chất làm ngọt nhân tạo”.
Một thời gian sau vào năm 2002, McNeil thêm vào dòng “nhưng không phải là đường”. Lập tức, doanh số bán xuống dốc nhanh chóng. McNeil đã bỏ đi dòng chữ đó và trở lại với câu “được làm như đường, vị như đường” và “nghĩ đến đường thì nói Splenda”. Doanh số bán tăng trở lại.
Một lí do rõ ràng cho thấy người tiêu dùng bị thu phục bởi McNeil, theo một tuyên bố được niêm phong và ghi chép bởi một luật sư của Merisant, người đã xem qua tài liệu này, dòng giới thiệu “làm từ đường” khiến một số người mập mờ không rõ sản phẩm Splenda có thật sự là tự nhiên. Lời chỉ trích được thẩm phán trích dẫn khi phát biểu ý kiến của bà trong tháng 3.
Giáo sư Keller ở Dartmouth nói rằng “Tất cả đã tác động đến nhận định của người tiêu dùng, họ đã hiểu lời quảng cáo như thế nào và hiểu có chính xác hay không”.
Phương Ngọc Minakate (Theo The New York Times) hoahocvietnam.com