Plastic trở thành nhiên liệu trong tương la
THÀNH CÔNG TRONG VIỆC LIÊN KẾT CÁC PHÂN TỬ
Để 2 phân tử nối với nhau bằng mối liên kết cơ học chặt chẽ mà không nối với nhau bằng mối liên kết hóa học là 1 thách thức lớn đối với khoa học. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ đã triển khai một nhóm phân tử mới gồm các phân tử liên kết chặt chẽ lẫn nhau và đã tạo ra một phiên bản điển hình đầu tiên. Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hợp chất mới này là “chuỗi alkan” -
“suitanes”, dựa trên việc các chất có cấu tạo phần phía trên giống nhau với 2 mối liên kết hoặc nhiều hơn, phần phía trên của hợp chất này này liên kết với nhau và trở thành một khối phân tử “tương hợp”.
Biết được số nhánh chính thông qua số nhánh liên kết trong hợp chất đó: 1 chuỗi alkan có 2 nhánh, 1 chuỗi alkan có thể có 3 nhánh nhánh, và 1 chuỗi alkan có thể tới 4 nhánh. J. Fraser Stoddart, người tiên phong trong lĩnh vực hóa học hợp phân tử, giải thích: 1 chuỗi alkan giống như 1 con búp bê mặc quần yếm liền gồm 5 bộ phận liên kết: 2 chân, 2 tay và 1 cái đầu.
Một nhóm nghiên cứu do Stoddart dẫn đầu (Đại học California, Los Angeles) và David J. Williams (Imperial College, London) đã tổng hợp thành công một đại diện tiêu biểu đơn giản nhất của loại hợp chất này: 1 chuỗi alkane. Đầu tiên, họ sử dụng máy vi tính giả vờ tấn công vào phân tử. Bên trong phân tử – phần “cơ thể” – sẽ trở nên hơi cứng và có hình chữ nhật ; chuỗi phân tử từ nhiều hợp chất này phải gồm các phân tử linh động có thể lắp ráp chung quanh phần “cơ thể”. Giống như 1 bộ quần áo được may khéo léo, tất cả các hợp chất riêng biệt đó phải liên kết hoàn hảo với nhau về cấu tạo hình dáng, kích cỡ và nhóm chức.
Đầu tiên các nhà nghiên cứu tạo ra 1 khung phân tử cứng, thẳng: 1 vòng thơm ở trung tâm gắn với 2 “bờ vai” căng phồng (hệ thống chuỗi anthracene), mỗi “bờ vai” lần lượt nối với “cánh tay” phân tử. Tiếp theo, phân tử được lắp ráp vào chuỗi alkan. Cuối cùng, sắp xếp từng phân tử lại với nhau và “khâu vá” để nối chúng: trong quá trình phân tử tự sắp xếp, 2 phân tử vòng benzen lớn (hay phân tử ete hình 5 cạnh) gắn vào phân tử như
nối tay áo vào “cánh tay” vậy. Phần thân trên, cánh tay, và tay áo phân tử có các liên kết hóa học để hỗ trợ giữ chặt tay áo phân tử. Bước kế tiếp, thêm vào 1 phân tử khác nhỏ hơn (vòng thơm). Mỗi phân tử này chứa 2 nhóm nguyên tử (nhóm amino), và được xếp đặt vị trí liên kết phù hợp toàn phân tử với nhau; mỗi phân tử này được thiết kế để tiến vào lực liên kết phân tử với nhau và liên kết với 1 điểm trên mỗi cánh tay áo phân tử. Ở bước cuối cùng, thành lập mối liên kết hóa học ở 4 điểm tiếp xúc này; do đó vòng thơm nối 2 cánh tay phân tử với 1 phân tử đơn cấu tạo cồng kềnh, phân tử cồng kềnh này hoàn toàn gắn chặt với phần trên của phân tử đó mà không nối bằng liên kết hóa học. Stoddart nói: “Khám phá cách nối 1 phân tử với 1 phân tử khác là bước đầu để xây dựng tạo nên những hệ thống nhân tạo như đến tế bào sống.”
Quỳnh Thi dịch (Theo Chemie)
hoahocvietnam.com
Chì với sức khỏe con người
Chì (Pb) là kim loại mềm xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và được con người phát hiện và sử dụng cách đây khoảng 6.000 năm, do đó có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt.
Nhiều hợp chất của Chì được sử dụng tạo ra các màu đẹp dùng để pha sơn, chất màu trong đồ gốm, nhuộm giấy mầu, trong tranh vẽ và mực in .v.v. Nhưng khi Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da... Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95% Chì nằm trong hồng cầu, Chì làm gián đoạn quá trình
chuyển hoá axit amino-levalinic sang photpho- billinnogen làm tăng protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn đến thiếu máu. Chì phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động. Chì còn gây ra tổn thương thận, làm giảm chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, ... Trẻ em mà chì ngấm vào các mô xốp, xương làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nhất là hệ thần kinh ảnh hưởng đến trí thông minh ....
Những người dễ bị ngộ độc chì là những người tiếp xúc với chì thường xuyên như công nhân ở nhà máy sản xuất bình ắc quy, xưởng in, cây xăng hoặc có thể qua nước uống (đường ống dẫn nước bị rỉ), sống trong môi trường có bụi chì, khói xe động cơ, ăn thực phẩm đựng trong vỏ hộp có lẫn Chì ....
Một số tài liệu về nhiễm độc chì:
Một số nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho đế quốc La Mã hùng mạnh đi vào con đường tiêu vong đó là nhiễm độc Chì ! Những vua chúa quan lại thời đó do thói quen ăn uống, đặc biệt là có tập quán hòa rượu với sirô rồi ủ nhiều giờ trong các bình Chì, vô tình họ đã uống một lượng lớn chì rồi dẫn đến cái chết. Còn những người dân nhiễm độc do dùng nước trong các ống dẫn bằng chì.
Năm 1845 đoàn thám hiểm của huân tước Frakin (Anh) đi trên hai con tầu dọc theo bờ biển Bắc Mỹ, mang theo một lượng lớn lương thực và thực phẩm đủ sống đàng hoàng, cho dù có lênh đênh trên biển nhiều tháng nhưng cuối cùng cả 129 người trong đoàn đều chết mà không rõ nguyên nhân.
Mãi đến năm 1984, nhà nhân chủng học Owen Beati và cộng sự khai quật mộ của một số thủy thủ của hai con tầu trên, xét nghiệm và nhận thấy trong cơ thể họ có hàm lượng Chì rất cao và ông cũng tìm thấy nơi chôn có những hộp rỗng, kiểm tra thấy chúng được hàn bằng Chì khá dày. Một cách hàn đồ hộp khá phổ biến ở Anh thời đó, rất có thể từ mối ghép này, Chì đã xâm nhập vào các thực phẩm và gây tai họa nhiễm độc.
do những nhà máy Chì (hay Kẽm) chỉ cách khu dân cư có 300m. Viện nghiên cứu sức khoẻ Veles đã đưa ra những con số khủng khiếp, mỗi năm thành phố này phải hứng chịu (trong không khí) 47.300 tấn chì chưa kể các chất độc khác (Kẽm, Lưu huỳnh Diôxyt ....). Số trẻ bị bệnh suy tim, phổi, hen xuyễn nặng, ung thư... khá nhiều. Từ năm 2001 tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa Veles vào bản danh sách những khu vực nguy hại nhất thế giới!
Đầu năm 1980 bùng nổ chuyện các cháu bị nhiễm độc nặng ở Úc, Mỹ, Pháp do các cháu hay cậy ăn những mảnh sơn tường bị bung ra, phân tích lớp sơn này: Các nhà khoa học nhận thấy có chứa hàm lượng bột Chì trắng đó là Chì cácbonnat dùng để sơn tường thường được dùng trước năm 1948 vì nó chống được ẩm, mốc...
Ở nước ta cuối năm 2005 rộ lên một nhãn sữa của Hàn Quốc bị phát hiện có chứa hàm lượng Chì lên đến 0,107mg/ kg cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn quy định. Trẻ em uống sữa này bị ngộ độc, tiêu chảy....
Chì có trong rau rút ở Thanh Xuân(Hà Nội) cao hơn mức cho phép 35 lần!.
Trong trứng muối của Trung Quốc được muối theo công thức: Trộn muối kiềm + Hoàng đơn + đất bùn + trấu rồi đem bọc ngoài quả trứng, mà hoàng đơn có thành phần hoá học là Oxyt Chì (PbO2)!. Khi sử dụng một lượng Chì đã ngấm vào trong trứng gây ra ngộ độc!.
Cuối năm 2006 điều tra ở Bản Thi, huyện Chợ Đồn cái nôi của vùng Chì, Kẽm lớn nhất Việt Nam, có tới 70% người mắc bệnh chóng mặt, buồn nôn, khó thở tức ngực, hơn 50% trong số đó mắc các bệnh, ngoài ra 40% mắc các bệnh về huyết áp, khớp ....Do các xí nghiệp khai thác Chì, Kẽm đã thải ra môi trường 43.000 m3 chất thải lỏng và 13.500 m3 chất thải rắn vào nguồn nước khi mưa ngấm qua đất chảy qua hệ thống nước ra suối, khe, qua mương máng về tận Bản Thi. Dân lấy nước về để dùng và bị
nhiễm độc ....
Để giảm thiểu nồng độ Chì trong không khí nên chính phủ ta đã quy định kể từ ngày 01/07/2001 không còn sử dụng xăng pha chì trong cả nước. Trước đây dùng Têtrathyl Chì hay Tetra metyl Chì pha vào xăng dưới 0,3% theo khói xả ra ngoài Chì biến thành hạt nhỏ li ti lơ lửng trong môi trường và đi vào con đường hô hấp của con người! Trong danh sách 10 chất gây ô nhiễm cao nhất của thế giới thì Chì được xếp vào loại thứ 3 nên chính phủ nhiều nước đã có những quy định chặt chẽ để hạn chế tác hại của Chì với sức khoẻ con người.
Vũ Công Phong
(Theo Tri thức trẻ, Sức khỏe và đời sống)
hoahocvietnam.com