QUY TRÌNH “CHÁY BỐC HƠI” THÀNH HYDROGEN

Một phần của tài liệu những kiến thức tổng hợp hóa học (Trang 59)

Quy trình “cháy bốc hơi” chuyển dầu đậu nành, glucose thành Hydrogen. Bất kỳ ai đang hâm nóng dầu thực vật hay nước sirô đều biết rằng cả dầu và đường đều không bay hơi – dầu ăn sẽ bốc khói và chuyển sang màu nâu, đường chuyển sang màu đen, và cả hai đều để lại một lớp carbon cáu bẩn trên các đồ dùng nấu nướng.

Hiện nay, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Minnesota đã phát minh ra “quy trình phản ứng cháy bốc hơi” mà quy trình này là gia nhiệt cho dầu ăn và nước đường với tốc độ nhanh hơn cách làm thông thường trong nhà bếp gấp một triệu lần và tạo ra hydrogen cùng carbon monoxide, một hỗn hợp gọi là khí tổng hợp (syngas), bởi vì khí này được dùng để sản xuất nhiều hóa chất và nhiên liệu, bao gồm xăng dầu. Quy trình mới hoạt động nhanh hơn các kỹ thuật hiện đang sử dụng từ 10 đến 100 lần, mà không cần đến các nhiên liệu tự nhiên chuyên dùng và trong lò đốt thì nhỏ hơn các thiết bị hiện đang dùng ít nhất 10 lần. Công việc này có thể nâng cao hiệu suất sản xuất nhiên liệu từ những nguồn năng lượng mới rất có ý nghĩa. Quy trình này sẽ được xuất bản vào ngày 3 tháng 11 trong tạp chí Khoa học.

Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Lanny Schmidt, phó giáo sư ngành kỹ thuật hóa học và khoa học vật liệu ở trường Đại Học, nói: “Đây là một cách sử dụng loại nhiên liệu sinh học rẻ tiền, không có giá trị gì và biến nó thành các loại nhiên liệu và hóa chất hữu ích. Về năng lực tiềm tàng, nhiên liệu sinh học có thể dùng là dầu ăn hoặc thậm chí là các sản phẩm từ phân bò, phân chuồng, thân cây ngô hay cây thân gỗ”.

Một loại nhiên liệu đầy hứa hẹn là dầu diesel sinh học có thể sản xuất từ dầu đậu nành. Hiện nay, quy trình chủ yếu chuyển dầu ăn thành dầu diesel sinh học đòi hỏi cần có methanol, nhiên liệu tự nhiên. Quy trình mới này lại bỏ qua giai đoạn tạo thành dầu diesel sinh học mà chuyển dầu ăn trực tiếp thành hydrogen và khí CO bằng cách gia nhiệt đun dầu ăn lên nhiệt độ khoảng 10000C. Khoảng 70% hydrogen trong dầu ăn sẽ chuyển thành khí hydrogen. Tương tự, dùng dung dịch glucose gần bão hòa và gia nhiệt nhanh để tạo thành khí tổng hợp thay vì chỉ thu được các sản phẩm thông thường là: carbon và nước.

gãy mạch liên kết hóa học trong cellulose – chất liệu khiến màng tế bào thực vật cứng cáp hơn – để thu được đường đơn và đường này lại có thể đem lên men thu ethanol hoặc chuyển thành nhiên liệu khác. Điều này đòi hỏi phải sử dụng enzyme để cắt mạch liên kết của cellulose và tốn nhiều thời gian. Nhưng sự gia nhiệt cao của quy trình mới này sẽ cắt các mạch liên kết đó dễ dàng, có nghĩa là có thể sử dụng cellulose và các loại thực vật như các nguồn nguyên liệu sản xuất.

Schmidt và các đồng sự ở trường Đại Học – gồm các sinh viên mới tốt nghiệp Đại Học như James Salge, Brady Dreyer và Paul Dauenhauer – đã sản xuất được một pound khí tổng hợp trong một ngày dùng lò đốt loại nhỏ. Quy trình mới hoạt động như sau: Phun dầu ăn và nước đường thành các giọt đều đặn bằng một vòi phun nhiên liệu tự động thông qua đường ống trên một cái đĩa gốm làm vật liệu xúc tác – các nguyên tố rhodium và cerium - sẽ cắt mạch phân tử nguyên liệu theo hướng sản xuất khí tổng hợp chứ không theo hướng sản xuất carbon và nước “nhớp nháp cáu bẩn”. Do đĩa gốm xúc tác rỗ xốp, nên khí tổng hợp có thể đi xuyên qua và chảy xuôi theo đường ống thu gom sản phẩm. Không cần dùng nhiệt ở bên ngoài, vì các phản ứng hóa học tạo khí tổng hợp thoát nhiều nhiệt đủ để bẻ gãy mạch liên kết phân tử dầu ăn hoặc đường. Schmidt nói: “Bí quyết ở chỗ quá trình cháy bốc hơi cực nhanh. Quá trình xảy ra là do chúng tôi làm bay hơi nhiên liệu và hòa trộn khí nhiên liệu với khí oxy trước khi khí nhiên liệu tiếp xúc với xúc tác và do đó khí nhiên liệu không cháy thành than. Quy trình này có tiềm năng nhanh gấp 100 lần hơn những quy trình sản xuất khí tổng hợp và hydrogen hiện nay”.

Vào tháng 2 năm 2004, khi nhóm nghiên cứu do Schmidt đứng đầu phát minh ra thiết bị tương tự sản xuất hydrogen từ ethanol, thì được trong nước chú ý đến.

Cuộc nghiên cứu này được sự hỗ trợ bởi Bộ Năng Lượng và Đại Học Minnesota tiên phong trong lĩnh vực đổi mới năng lượng và môi trường.

Quỳnh Thi

(Theo University of Minnesota)

PHƯƠNG PHÁP MỚI LÀM SẠCH DẦU LOANG

Các nhà khoa học ở California đã thông báo một cải tiến quan trọng trong kĩ thuật làm sạch dầu loang ở biển, hồ và những khu vực lưu thông đường thủy. Victoria Broje và Arturo A.Keller đã mô tả cấu trúc xây dựng và các cuộc thử nghiệm ứng dụng phiên bản máy lọc váng dầu cải tiến, đây là thiết bị chủ yếu thu hồi lượng dầu loang trên biển.

Máy lọc dầu loang thông thường hầu như không thay đổi nhiều trong các thập niên vừa qua, thiết bị bao gồm một cái trống như trục hơi nước và quay tròn thu nhận lớp màng mỏng của dầu từ trên bề mặt trống. Sau đó, dầu được gạt ra khỏi mặt trống và chứa trong một bình chứa riêng biệt. Broje và Keller lưu ý rằng thiết bị làm sạch dầu loang truyền thống thì không hiệu quả, làm việc kém với lớp dầu mỏng là dầu thô loại nhẹ và dầu diesel, có thể tốn kém chi phí nhiều để làm sạch một số lượng dầu loang lớn.

Thiết bị tách váng dầu kiểu mới với các rãnh trên bề mặt sẽ được miêu tả trong một bài báo sắp phát hành vào ngày 15 tháng 12 trên tờ nhật báo ACS về Khoa học Kĩ thuật Môi trường phát hành định kỳ giữa tháng.

Đối với một khu vực có bề mặt dầu loang rộng lớn, thiết bị có nhiều rãnh sẽ thu được nhiều dầu hơn thiết bị hớt váng dầu thông thường với bề mặt phẳng. Bộ phận tách dầu ra khỏi bề mặt thiết bị được thiết kế chính xác sao cho phù hợp với các rãnh, thu gom gần như 100% dầu bám dính trên bề mặt thiết bị với mỗi vòng quay. Những khe rãnh này cũng được phủ một lớp polimer cải tiến kết dính với dầu. Các nhà khoa học nói rằng thử nghiệm thực tế cho thấy hiệu suất của thiết bị lọc váng dầu kiểu mới sẽ tăng gấp 3 lần so với các thiết bị cổ điển thông thường.

Phương Nhung (tổng hợp và lược dịch)

Một phần của tài liệu những kiến thức tổng hợp hóa học (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w