- Chịu magierit (MgCO3) mg/l không hơn
PHẦN 6: CÔNG TÁC TRÁT
6.3.2.1. Chuẩn bị mặt tường gạch và tường trần bê tông
1. Trước tiên, kiểm tra lại độ thẳng đứng của tường bằng dây dọi và độ bằng phẳng của trần bằng thước tầm và ni-vô, với mặt trần bê tông rộng, tốt nhất là dùng ống nước dằng dây nhựa để xác định thăng bằng. Những chỗ lồi quá phải được vạt đi bằng dao xây hay đục. Chỗ lõm sâu quá 40mm phải được phủ lên 1 lớp lưới thép đóng chặt vào mặt tường trước khi trát; những chỗ lõm quá 70mm phải lắp đầy bằng gạch và phái có bật giữ.
3. Tường xây bằng gạch, mạch đầy phải được vét vữa ở mạch sâu khoảng 10mm; mặt bê tông nhẳn cần được đánh sờm (bằng cách băm hoặc phun cát...) hoặc dùng máy phun vữa xi măng làm cho mặt sần sùi.
4. Ở những mạch nối của các bộ phận công trình có hệ số giãn nở khác nhau, cần phủ lên 1 tấm lưới thép rộng khoảng 15cm.
5. Đối với những bề mặt tường gạch hay tường bê tông cần phải tưới nước ướt trước khi trát. Điều này tất cần thiết để mặt trát không hút mất nước của vữa trước trước khi vữa đông kết xong, nhất là vữa có nhiều xi măng. Trong trường hợp tường xây bằng ga6ch có độ rỗng lớn, cần phải tưới nước 2-3 lần, cách nhau khoảng 10-15 phút, nếu viên gạch không tái đi. Đối với gạch có độ rỗng thấp, chỉ cần tưới nước 1 lần. Tưới nước không đủ trước khi trát sẽ phát sinh hâu quả: một là vữa không dính kết với mặt tường (gõ kêu bộp), hai là lớp vữa trát bị nứt từ phái mặt trong vì vữa bị hút nước sinh ra co ngót và nứt. Nhưng mặt trát ẩm ướt quá cũng khó trát và đôi khi không trát được.
6. Đối với tường và các bộ phận bằng bê tông, phải tưới nước trước 1-2h để bầ mặt khô rồi mới trát.