- Chịu magierit (MgCO3) mg/l không hơn
PHẦN 10: CÔNG TÁC KIM LOẠ
10.1. TỔNG QUÁT10.1.1. Phạm vi 10.1.1. Phạm vi
1. Công tác kim loại sẽ do nhà sản xuất có kinh nghiệm chế tạo và lắp đặt bởi những công nhân lành nghề. Việc chế tạo sẽ được thực hiện tại xưởng tới mức có thể. Sản phẩm không thể lắp ráp hoàn thiện ở xưởng, thì sẽ được lắp ráp, đánh dấu mã số và tháo rời trước khi vận chuyển nhằm bảo đảm việc lắp ráp đúng trên công trường. Sản phẩm sẽ được chế tạo với kích thước tốt nhất để có thể hạn chế việc gia công tại công trường.
2. Hoàn thiện
Việc mạ kẽm và sử lý anốt bao gồm tất cả các mạ kẽm nóng hoặc tiền xử lý anốt, bề mặt được khắc axít và làm sạch xi tráng lớp anốt. Việc cắt, đục lỗ và chuẩn bị cho việc đúc ép kim loại và trước khi mạ kẽm hoặc xử lý anốt các tấm kim loại sẽ được thực hiện trước khi mạ kẽm hoặc anốt. Màu hoàn thiện sẽ có độ bền, có màu đồng đều và không bị sọc.
Các bề mặt của Inox khi hoàn thành phải được đánh bóng. 3. Các phần có liên quan:
- Phần 6: Công tác kính. - Phần 7: Công tác nhôm.
10.1.2. Tiêu chuẩn
Chỉ áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn gần đây nhất, cụ thể như sau: 1. TCVN 197:2002 và TCVN 198:1985.
2. TCVN 6525:19993. TCVN 1691-1975 3. TCVN 1691-1975 4. TCXD 170-1989
10.1.3. Hồ sơ đệ trình10.1.3.1. Yêu cầu chung 10.1.3.1. Yêu cầu chung
Nhà thầu sẽ đệ trình những vấn đề sau để Kiến trúc sư chấp thuận trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì trên công trường:
1. Đệ trình đầy đủ danh mục nhà sản xuất; giấy chứng nhận kiểm tra; phương thức lắp đặt, vận chuyển và bảo quản; bảng vật liệu mẫu; bảng vẽ thi công cho toàn bộ các vật liệu liên quan. 2. Tất cả những thông tin đệ trình bằng tiếng Việt.
3. Hồ sơ đệ trình được copy thành 3 bản.
4. Thời gian kiểm định cần thiết cho mỗi hồ sơ đệ trình là 15 ngày làm việc.
5. Trừ khi được ghi chú khác, các vật liệu là loại đã được xác định từ sự đồng ý của Chủ đầu tư. 6. Nhà thầu phải cho phép Kỹ sư tư vấn giám sát, Kiến trúc sư lấy mẫu vật liệu của mỗi loại miễn
phí để tiến hành kiểm tra như đã yêu cầu.
10.1.3.2. Các dữ liệu đệ trình
Trước khi bắt đầu đặt hàng khối lượng lớn, phải có báo cáo bằng văn bản từ tất cả các nhà cung cấp. Trừ các yêu cầu khác của Ban quản lý xây dựng, phải đưa đệ trình các thông tin sau: 1. Nhà thầu cung cấp các bản vẽ các mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt có ghi đầy đủ kích thước cho
việc chế tạo lắp ráp các cấu kiện thép.
2. Chi tiết kinh nghiệm của nhà cung cấp trong từng công việc cụ thể.
3. Khả năng sản xuất các vật liệu theo yêu cầu về chủng loại, kích thước và chất lượng. 4. Nguồn cung cấp vật liệu.
5. Số lần vận chuyển vật liệu đến công trường. 6. Hướng dẫn kỹ thuật cho từng vật liệu.
7. Bảng báo cáo cùng giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng cho mỗi vật liệu của cơ quan kiểm định độc lập phù hợp với các tiêu chí đặc điểm kỹ thuật.
10.1.3.3. Vật liệu mẫu
1. Trước khi đặt hàng khối lượng lớn, nhà cung ứng cần phải đệ trình không ít hơn 6 mẫu cho từng vật liệu thể hiện ở tất cà các hiện trang kể cả những lỗi phát sinh
2. Xác định nhãn cho từng mẫu, cho biết tên thương hiệu và tên sản phẩm, mã đối chiếu của nhà sản xuất, ngày sản xuất.
3. Loại sử dụng cho công trình phù hợp với mẫu được duyệt trong các mẫu đã đệ trình do Chủ đầu tư quyết định.
4. Giữ mẫu được duyệt trong tình trạng tốt trên công trường cho đến khi công trinh hoàn thành.
10.2. VẬT LIỆU
1. Vật liệu sử dụng cho công tác kim loại và các chốt liên quan sẽ theo TCVN 197:2002 và TCVN 198:1985.
10.3. THI CÔNG10.3.1. Hàn 10.3.1. Hàn
1. Khi hàn kết cấu cần sử dụng phương pháp hàn cho phù hợp với từng loại kết cấu. Các bề mặt hàn sẽ được làm sạch kỹ lưỡng. Phải đảm bảo chính xác các kẹp, các đồ gá. Thợ hàn phải tuân thủ quy trình công nghệ hàn nhằm đảm bảo yêu cầu về kích thước hình học và lý tính của mối hàn. Kích thước của mối hàn theo quy định của thiết kế và theo TCVN 1691-1975.
2. Các mối nối sẽ được thực hiện với kim loại phụ gia và kim loại gốc và sẽ được kết nối hoàn toàn mà không có các tạp chất, lỗ, các điểm nhô ra hay nứt. Các mối hàn đối đầu sẽ được hoàn chỉnh trơn nhẵn và phẳng với các bề mặt tiếp giáp. Kim loại mối hàn phải đặc chắc, không có vết nứt và khuyết tật vượt quá giới hạn cho phép của TCXD 170-1989. Phải kiểm tra độ kín và độ đặc chắc của mối hàn theo yêu cầu của thiết kế và kỹ sư giám sát bằng các phương pháp thích hợp với từng loại kết cấu.
10.3.2. Phân phối, lưu trữ và quản lý
1. Các sản phẩm kim loại sẽ được quản lý trong suốt quá trình vận chuyển lưu trữ và lắp cố định để tránh sự vặn vẹo. Các điểm và các mặt lộ diện ra phải được bảo vệ.
2. Các mặt cắt của nhôm và Inox sẽ được bảo vệ bằng băng keo hoặc sáp bao quanh và không được tháo ra cho đến khi các bộ phận được cố định và được kỹ sư tư vấn giám sát chỉ đạo.
10.3.3. Định vị
1. Nhà thầu sẽ cung cấp các thiết bị dùng để neo và các chốt cài, các thanh giằng tạm thời và bất kỳ khuôn cần thiết nào như đã yêu cầu để xây và đổ bê tông.
2. Các mối nối ren sẽ phải chặt chẽ, khi cần có thể sử dụng các đai ốc khóa, với ren bên trong. 3. Các bộ phận cố định tổng quát sẽ có cùng kim loại như loại được gắn chặt với lớp phủ tương
ứng hay hoàn thiện. Các đầu kia gắn vào bê tông hay khối xây tạo hình đuôi cá, chẻ dọc và tiện.
10.3.4. Chế tạo
2. Các góc sẽ được ghép mộng trừ khi được thể hiện trên các bản vẽ.
3. Các lỗ sẽ được khoan hoặc dùi một cách rõ ràng, không được phép tạo lỗ khoan bằng cách đốt. 4. Bất kỳ bộ phận di động nào cũng sẽ được di chuyển tự do khi lắp ráp, gờ và chỗ nhọn nào hiện
ra sau khi lắp cố định cũng phải được bỏ đi.
5. Các mối nối cơ khí phải chắc chắn không có các kẽ hở để có thể không làm giảm khả năng chịu lực của cấu kiện và ngăn chặn nước vào vị trí hở. Nơi nào các đầu đinh vít nhìn thấy sau khi đã cố định, thì phải sử dụng máy khoan đinh trừ khi đã được thể hiện rõ.
10.3.5. Sơn lót chế tạo
1. Tất cả các bộ phận kim loại sẽ được sơn lót, ngoại trừ sản phẩm được hoàn thiện bằng cách khác.
2. Các bề mặt trước khi sơn phải được làm sạch, chải sạch hoặc phun lửa để tẩy sạch mỡ, gỉ sắt, vảy cán và các chất độc hại khác.
3. Sơn lót phải được thực hiện trong các điều kiện khô ráo, các lớp phủ bên ngoài giống nhau, gờ nối, các lỗ khoan. Bề mặt bị che khuất sau khi chế tạo phải được sơn trước khi lắp ráp.
10.3.6. Lắp đặt
1. Kim loại sau khi chế tạo phải định vị chính xác, thẳng đứng, cân bằng và đúng tuyến. Cố định an toàn để tránh độ lệch hay sự giao động khác trong quá trình sử dụng.
2. Không được điều chỉnh trên công trường đối với các bộ phận đã chế tạo mà không có sự duyệt trước của kỹ sư tư vấn giám sát.
10.3.7. Xử lý các đầu
Phần cuối của các tay vịn, lan can, các giá đỡ, các giá treo và nơi liên kết khối xây phải được tạo đuôi cá hay chẻ dọc và sao cho thích hợp.
10.3.8. Tay vịn và lan can
1. Tay vịn và các khung tương tự phải được gia công chính xác như đã thể hiện trên các bản vẽ, các điểm cong, các độ dốc, vênh… đúng tuyệt đối. Tất cả các mối nối được hàn bảo đảm hoặc được tán đinh, đóng đinh xoắn như thiết kế được phê duyệt. Các mối nối của các tay vịn… như đã yêu cầu lắp ráp hoặc cố định để được khớp ngoạm và bắt đinh. Tất cả các mối hàn sẽ được giũa láng.
2. Các lan can ống và các tay vịn sẽ được nối với các bộ phận gá lắp để tạo độ láng hoàn chỉnh liên tục. Sản phẩm sẽ được bảo vệ bằng vỏ bọc nhựa hoặc bằng các vật liệu khác đến khi giao cho bên mời thầu.
10.3.9. Các chốt ngoài của các cửa ra vào
Chân của các khung cửa ra vào được cố định bằng các chốt thép đường kính là 12mm dài 75mm để đưa vào khung và nền.