Môi trường không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh a Ô nhiễm do hoạt động giao thông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 43)

- Gây bệnh ung thư

2.3.1 Môi trường không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh a Ô nhiễm do hoạt động giao thông

a. Ô nhiễm do hoạt động giao thông

Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ đang là vấn đề bức xúc có tính thời sự của thành phố.

- Tại các nút giao thông như: vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm, ngã 4 Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, các kết quả quan trắc năm 2000 cho thấy hàm lượng các khí thải như SO2,CO,NO2 đều không vượt tiêu chuẩn quy định.

- Nồng độ chì trong không khí các con đường theo thành phố: lưu ý rằng tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005(5 µm/m3) nhưng nồng độ chì tại các trạm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế giới (0.5 – 1 µm/m3) từ 1,4 đến 3,3 lần.

- Các giá trị của hàm lượng bụi trong không khí tại vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ vẫn luôn vượt quá tiêu chuẩn quy định từ 2,9 – 3,6; 1,8 – 2,7; 6,1 – 8,2 lần tương ứng. Nồng độ bụi cao tại Đinh Tiên Hoàng – Điên Biên Phủ chịu ảnh hưởng của việc cải tạo hạ tầng giao thông khu vực xung quanh.

Theo một số liệu được Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh công bố trong tháng 7.2009, kết quả quan trắc từ đầu năm 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi tại nhiều khu vực dân cư của thành phố tăng đáng lo ngại. Kết quả quan trắc trong 7 tháng đầu năm 2009 cho thấy, 90% giá trị nồng độ bụi đo được không đạt tiêu chuẩn cho phép; trong đó, tại trạm ngã tư An Sương có 100% giá trị không đạt, có thời điểm nồng độ ô nhiễm vượt 5,6 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc một số khu vực khác như ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội đều có nồng độ ô nhiễm bụi thuộc mức cao nhất.

Hình 2.17 Ô nhiễm không khí ở thành phố tăng cao

Các chỉ số khác như chì, benzen, tiếng ồn tại nhiều tuyến đường có đặt thiết bị quan trắc trên địa bàn thành phố cũng đang có dấu hiệu tăng lên so với một năm trước. Trong đó, đáng báo động là hàm lượng chì tăng lên 2,2 lần, nồng độ benzen tăng 1,4 lần tại cả 8 trạm quan trắc - đặt rải rác tại các khu vực dân cư. Kết quả quan trắc phản ánh trung thực chất lượng không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả này không gây bất ngờ cho các chuyên gia, bởi nó là kết quả tất yếu của tình trạng mật độ xe máy lưu thông quá cao, chất lượng đường sá thấp và nạn kẹt xe liên tục tại các khu vực có thiết bị quan trắc.

Trong khi chất lượng không khí mỗi ngày một xuống cấp thì phương tiện tham gia giao thông - mỗi ngày một gia tăng. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 4 triệu xe gắn máy, trên 300 ngàn xe ôtô các loại. Đáng lo ngại là có đến gần 60% lượng xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải.

Hình 2.18 Quá tải phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w