Đối với công tác quản lí

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 81)

- Mục đích của dự án

c. Dự án xây dựng nhà vệ sinh công cộng Mục đích của dự án

4.2.1 Đối với công tác quản lí

a. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm vệ sinh môi trường.

Hình 4.2 Phong trào đạp xe vì môi trường

Bảo vệ vệ sinh môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp, cộng đồng và từng người dân. Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người dân, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của Nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường mới đem lại hiệu quả thiết thực. Do đó, trong thời gian tới cần phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng xã, phường, ấp, khu phố đạt chuẩn về môi trường, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và xây dựng ấp, khu phố văn hóa. Giải pháp này sẽ góp phần huy động sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, ngành tài nguyên và môi trường sẽ chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình liên tịch thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về môi trường. Đồng thời, xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan Báo, Đài của thành phố nhằm phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin

đại chúng để tuyên truyền, phổ biến những thông tin về môi trường, vận động hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, thông báo công khai các địa chỉ gây ô nhiễm và kết quả xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nhằm lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

b. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường.

Trước hết, phải tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án vệ sinh môi trường và kế hoạch hành động vệ sinh môi trường giai đoạn 2010 - 2015.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức, bộ máy làm công tác vệ sinh môi trường từ thành phố đến cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Công tác vệ sinh môi trường là nhiệm vụ mang tính đa ngành và liên vùng rất cao. Do đó, cần xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể giữa các ngành, các cấp trong tỉnh nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là xác định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân thành phố, của các quận và các phường.

c. Để hạn chế tình trạng người dân xả rác bừa bãi ra nơi công cộng, bên cạnh việc tuyên truyền vận động thì các đơn vị phải đặt nhiều hơn nữa các thùng rác có dung tích phù hợp trên đường phố, nơi công cộng, nhà ga, bến xe, điểm vui chơi giải trí, nơi sinh hoạt cộng đồng ngoài trời…

d. Vận động nhân dân thực hiện phong trào tổng vệ sinh toàn thành phố vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần trong đó tập trung vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các khu tập thể…

e. Chủ đầu tư, đơn vị thi công các dự án phải thực hiện thu dọn, vận chuyển đất thải, phế thải và bảo đảm vệ sinh khu vực công trường. Mọi trường hợp làm bẩn hè phố, lòng đường phải bị xử lý và phải kịp thời khắc phục ngay, và xử phạt nghiêm không để ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông

f. Phải có chính sách ưu tiên đãi ngộ đối với những người tham gia vào quá trình thu gom xử lí rác thải.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w