b. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
2.2.3 Tình hình ngập úng ở thành phố
Theo thống kê của sở giao thông công chánh ( tính đến tháng 1/ 2006 cho thấy toàn thành phố có đến 5 khuc vực ngập, trong đó có đến 105 điểm ngập, gấp 105 lần so với số liệu cũ.Bùng binh Cây Gõ- Tân Hóa Đông- Lò Gốm (thuộc lưu vực Tân Hóa- Lò Gốm, Q.6), Bình Thạnh, Ngã tư Bốn Xã, khu vực kênh Ba Bò (Q. Thủ Đức) được xem là những “vùng rốn lũ” trong đô thị.
- Nguyên nhân gây ngập úng.
+ Quá trình đô thị hóa : Tân Hóa (Q.Tân Bình) thì khu vực này cũng bị ngập do kênh rạch không thoát nổi lượng nước tràn về từ thượng Khu vực bùng binh Cây Gõ - Tân Hòa Đông - Lò Gốm (Q.6) được coi là điển
hình ngập do kênh rạch bị lấn chiếm, bồi lắng, không còn khả năng thoát nước…Tại đây, mực nước dâng trong kênh rạch cao hơn
nhiều so với mực thủy triều tại các cửa sông và đó là nguyên nhân gây ngập phổ biến nhất. Nước mưa trong khu vực bị ứ lại gây nên tình trạng ngập sâu từ 0,3 -
Hình 2.12 Bùng binh Cây Gõ "Vùng rốn lũ trong đô thị".
0,6m. Sau khi thủy triều xuống và dứt mưa, phải cần từ 6 tiếng đến 18 tiếng mới có thể hết ngập. Điều đáng nói ở đây, tình trạng ngập xảy ra ngay cả khi chỉ có mưa ở thượng lưu kênh lưu. Tuyến kênh Tân Hóa dài khoảng 7,6 km, bắt đầu từ láng Bàu Cát và kết thúc tại vị trí giao với kênh Tàu Hủ. Tuy nhiên, từ khi khu vực Bàu Cát trở thành khu đô thị hóa, diện tích đất thấm tự nhiên bị thu hẹp, cộng thêm tình trạng lấn chiếm kênh rạch ngày một gia tăng khiến tình hình ngập ở khu vực này ngày càng nặng hơn.
+ Do triều cường: Bình Thạnh được xem là khu vực ngập điển hình do triều cường và ngập nặng hơn khi triều cường trùng với mưa. Ở đây, mực nước ngập sâu, nước rút rất chậm do hệ thống thoát nước không đủ (thường là khoảng 3 - 6 giờ). Bình Thạnh
tuy không sánh bằng “vùng lũ” bùng binh Cây Gõ nhưng lại ngập trên diện rộng và gần như ngập thường xuyên kể cả trời không mưa.
Khu vực Ngã tư Bốn Xã (Q.Bình Tân) là một khu đô thị mới nhưng không được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước
đồng bộ. Nên khi triều cường dâng lên hoặc trời mưa, thời gian ngập ở đây kéo dài hơn một ngày, thậm chí vài ba ngày sau vẫn còn ngập. Khu vực kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức) lại gánh chịu hậu quả của sự phát triển khu vực lân cận từ Bình Dương, làm tình hình ô nhiễm nơi đây trở nên rất nghiêm trọng.
Hình 2.13 Cảnh ngập lụt ở mọi con đường thành phố
+ Do quản lý chưa tốt: Làm cho hệ thống sông, kênh rạch bị lấn chiếm tự phát, tình trạng xả rác, chất thải rắn trực tiếp xuống sông kênh rạch. Quy hoạch phát triển đô thị không chú ý đúng mức đến cốt san nền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đễn tình trạng ngập nghiêm trọng như hiện nay.
- Gải pháp chóng ngập úng
Theo kỹ sư Phan Khánh - chuyên gia cao cấp về thuỷ lợi: "Chống ngập úng cho bất cứ vùng nào, trước hết phải là ngăn nước ngoại lai tràn vào, kết hợp với tiêu thoát từ trong ra. Nếu không thể phối hợp, thì ngăn nước ngoại lai phải làm trước. Giáo sư Nguyễn Ân Niên (Hội Thuỷ lợi TPHCM) cho rằng: "Phải chống triều trước, sau đó chống ngập mưa tiếp theo.Theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 đã được Tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ nghiên cứu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg, ngày 19.6.2001. Quy hoạch tổng thể này vạch ra lộ trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước TPHCM cho giai đoạn 2001-2020, nhằm xoá bỏ tình trạng ngập úng của TPHCM. Khoảng 60.000 tỉ đồng sẽ được chi ra để thực hiện bằng được mục tiêu này. Theo đó, quy hoạch thoát nước có diện tích 650km2, chia làm 6 tiểu lưu vực. Khoảng 300km kênh rạch sẽ được nạo vét, 2.250km cống chính và 3.750km mương hở sẽ được sửa chữa, xây dựng mới.