Tình hìn hô nhiễm a Ô nhiễm nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 30)

Hình 2.9 Nước ô nhiễm chưa xử lý mà thải trực tiếp ra sông

Lượng nước mặt cung cấp cho sinh hoạt chiếm70% tổng lượng nước cấp.Tuy nhiên hiện nay các nguồn nước mặc đều đã bị ô nhiễm và đang ở mức đáng báo động. Theo kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nơi cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố cho thấy: Suốt từ năm 2004 đến nay, nguồn cấp nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt chuẩn nguồn nước loại B, trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh (Coliform) đã vượt chuẩn loại B từ 1-15 lần.

Trên sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn từ thượng nguồn Hóa An đến hạ nguồn Cát Lái nồng độ dầu và ôxy hòa tan cũng chỉ đạt tiêu chuẩn loại B và Coliform thì đã vượt chuẩn cho phép của nước loại B từ 2,3-50 lần.

Chưa dừng lại ở mức độ ô nhiễm nguồn nước thô nghiêm trọng này, theo kết quả quan trắc quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường, nhiều hàm lượng tạp chất gây ô nhiễm tiếp tục tăng lên, trong đó nguồn nước tại 4/6 trạm quan trắc có mức độ nhiễm Coliform tăng từ hơn 1,6-21,3 lần.

Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm vi sinh tại Trạm Phú Cường vượt quy chuẩn cho phép tới 278 lần! Mặc dù nguồn nước ô nhiễm như vậy nhưng hằng ngày vẫn có hơn 1 triệu mét khối nước sạch được sản xuất từ nguồn nước thô loại B này để phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố.

Chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn cũng chẳng khá hơn khi nồng độ nhiễm Coliform tại hầu hết các khu vực được giám sát đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần và

chưa có dấu hiệu giảm; tình trạng ô nhiễm hữu cơ thông qua kết quả đo đạc vẫn còn đến một nửa số mẫu nước kênh rạch vượt chuẩn cho phép lúc nước lớn và 100% số mẫu vượt chuẩn khi nước cạn.

Cụ thể, nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đo tại cầu Lê Văn Sỹ, tình trạng ô nhiễm hữu cơ cao xảy ra cả 2 thời điểm nước lớn và nước cạn, nướccó màu rất đen và có mùi hôi thối ,vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5,9 - 6,9 lần; khu vực cầu Oâng Buông, Hòa Bình trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm tình trạng ô nhiễm vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần; cầu Chà Và trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé hàm lượng vi sinh cao gấp 23 lần mức cho phép.Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM) gần đây cho thấy hàm lượng dầu trên sông Đồng Nai tại trạm Hóa An (khu vực lấy nước cho Nhà máy nước Thủ Đức) dao động từ 0,03 - 0,04mg/l, không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước (0 mg/l).

Tương tự, hàm lượng dầu tại trạm Nhà Bè (sông Nhà Bè) cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm hữu cơ, vi sinh tại hai trạm đầu nguồn là Hóa An và trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) cũng rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực tế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 30)