Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Bảo Thắng - Lào Cai (Trang 62)

3 Tổng số dân trong độ

4.6.4.Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông

4.6.4.1. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn

- Công tác tập huấn cho người dân cần phải được cải tiến, tập huấn cần đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với trình độ tiếp thu của nông dân. Chủ đề tập huấn phải xuất phát từ nhu cầu của người dân hơn là tập huấn theo kế hoạch được lập từ trên xuống.

- Trong các buổi tập huấn cần tạo điều kiện cho nông dân được thực hành, có những trang thiết bị phục vụ nội dung thực hành như: tranh ảnh, vật thí nghiệm, máy chiếu,...

thời kỳ nông nhàn.

- Không nên coi việc cấp kinh phí cho người dân đi tập huấn là nội dung bắt buộc. Dành kinh phí cho việc chuẩn bị các phương tiện, tài liệu để thực hành trong các buổi tập huấn. Điều này sẽ giảm được sự bao cấp, ỷ lại trong dân, người dân sẽ coi việc đi tập huấn là để nâng cao kỹ năng, kiến thức cho bản thân chứ không phải để lấy tiền.

- Thường xuyên tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ cho đội ngũ CTVKN cơ sở, các nông dân sản xuất giỏi, các hộ gia đình làm trang trại, các hộ tham gia thực hiện mô hình; Đồng thời cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBKN của Trạm.

4.6.4.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng MHTD

- Việc xây dựng các MHTD phải tập trung vào các chương trình kinh tế trọng điểm, các cây con mũi nhọn của huyện. Đồng thời cần tổng kết lại các mô hình, những kết quả nghiên cứu trên cơ sở đó lựa chọn ra những mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

- Xây dựng mô hình phải phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của từng địa phương. Cần lựa chọn các TBKT phù hợp để triển khai xây dựng mô hình.

- Tăng cường nguồn kinh phí để tiếp tục theo dõi các mô hình sau khi thực hiện, tránh tình trạng các mô hình khi thực hiện đạt kết quả tốt nhưng sau đó không có khả năng nhân rộng. Công việc theo dõi này có thể giao cho các CTVKN cơ sở và các hộ nông dân tham gia đảm nhiệm.

- Tổ chức các chuyến tham quan học tập ở các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, mô hình TBKT mới để tuyên truyền nhân rộng.

- Đối với các hoạt động tham quan, hội thảo trong huyện nên thông báo rộng rãi để nhiều người được biết, những ai quan tâm có thể biết và chủ động tham gia.

4.6.4.4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

- Trạm Khuyến nông cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền để tăng tính hấp dẫn. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, nhất là Đài truyền thanh cơ sở.

- Công tác thông tin tuyên truyền phải đảm bảo toàn diện, bao gồm: công nghệ sinh học, cơ cấu sản xuất có hiệu quả, thị trường giá cả, chế biến sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục phổ biến và chuyển giao TBKT cho nông dân thông qua mô hình, đồng thời đưa ra quy trình kỹ thuật, tổ chức sẩn xuất, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để nhân rộng mô hình và tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng.

- Tăng cường thông tin thị trường, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4.6.4.5. Tăng cường các dịch vụ khuyến nông

- Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi: Trạm cần tăng cường cung cấp nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho nhân dân trong huyện. Nên phân bổ các mặt hàng giống trợ giá về các xã. Liên hệ với các công ty giống cây trồng, vật nuôi để cung cấp các giống mới có chất lượng cao cho bà con nông dân.

- Dịch vụ tín dụng: Cần có cơ chế chính sách quản lý cụ thể, chặt chẽ đối với các nguồn vốn cho các CLBKN, LKNTQ vay nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn cho vay và đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cần định kỳ kiểm tra các hộ nông dân vay vốn đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích

5.1. Kết luận

Sau hơn 15 năm thành lập, với hệ thống tổ chức ngày càng được hoàn thiện, đội ngũ CBKN yêu nghề và nhiệt tình với công việc, Trạm khuyến nông đã phát triển một bước theo chiều sâu, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như phương pháp khuyến nông cho cán bộ. Vị trí, vai trò của CBKN ngày càng được khẳng định rõ nét trong giai đoạn CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn hiện nay. Thực hiện việc chuyển giao TBKT và công nghệ mới cho nông dân theo các chương trình khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai mang lại giá trị kinh tế cao; nâng cao một bước trình độ dân trí và khoa học công nghệ nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện.

Sau quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động khuyến nông huyện Bảo Thắng, tôi đưa ra một số kết luận như sau:

- Hiện nay tại Trạm khuyến nông huyện Bảo Thắng có 21 CBKN được đào tạo theo 02 chuyên ngành chính: Trồng trọt và thú y với trình độ: 47,6% CBKN có trình độ đại học, 9,5% CBKN có trình độ cao đẳng, 42,9% CBKN có trình độ trung cấp

- Đa số các CBKN tại huyện Bảo Thắng có năng lực làm việc tốt, được người dân đánh giá khá cao.

- Trong những năm qua, Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức,triển khai nhiều hoạt động khuyến nông (đào tạo, tập huấn; thông tin, tuyên truyền; xây dựng MHTD) và đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm thì hoạt động khuyến nông tại huyện Bảo Thắng còn gặp phải một số hạn chế như:

- Đội ngũ CBKN chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành khuyến nông nên gặp khó khăn trong công tác.

các mô hình tổng hợp, gắn trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản, khuyến nông xây dựng quan hệ sản xuất hàng hóa kiểu mới, phát huy hiệu quả trong cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Bảo Thắng - Lào Cai (Trang 62)