6. Các hình thức sổ kế toán
6.1. Hình thức nhật ký sổ cái
a) Đặc điểm
Hình thức nhật ký – sổ cái chỉ sử dụng một sổ kế toán duy nhất là nhật ký – sổ cái, đây là quyển sổ sử dụng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa theo thứ tự thời gian, vừa theo hệ thống.
b) Các sổ sách kế toán sử dụng.
- Sổ nhật ký – sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết bao gồm: + Thẻ (sổ) chi tiết tài sản cố định, khấu hao TSCĐ, vốn kinh doanh
+ Thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa. + Sổ kế toán chi tiết các loại vốn bằng tiền, sổ chi tiết tiền vay.
+ Sổ chi tiết các nghiệp vụ thanh toán: thanh toán với người bán, người mua…, thanh toán nội bộ.
+ Sổ, thẻ chi tiết chi phí vốn đầu tư cơ bản, cấp phát kinh phí. + Các sổ, thẻ khác trong yêu cầu quản lý.
c) Trình tự ghi sổ.
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ gốc phát sinh, nhân viên giữ sổ nhật ký – sổ cái phải kiểm tra nội dung của các chứng từ gốc, sau đó sử dụng những chứng từ gốc đủ điều kiện để ghi vào nhật ký – sổ cái, ghi trên cả hai phần của sổ và ghi cùng trên một dòng kẻ. Cuối tháng, nhân viên kế toán giữ sổ tiến hành khoá sổ và tính tổng số tiền ở phần nhật ký, tổng phát sinh nợ và có, số dư cuối kỳ của các tài khoản ở phần sổ cái. Sơ đồ:
6.2. Hình thức nhật ký chung
a)Đặc điểm
Công tác kế toán được tổ chức theo hình thức nhật ký chung có đặc điểm là sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó số liệu ghi trên sổ nhật ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
b) Các sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ nhật ký chung - Sổ cái
- Sổ nhật ký đặc biệt và sổ kế toán chi tiết.
c) Trình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chung
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, nếu doanh nghiệp sử dụng cả nhật ký đặc biệt thì trước hết nghiệp vụ phải ghi vào nhật ký đặc biệt. Hằng ngày hoặc định kỳ phải lấy số liệu trên nhật ký chung ghi vào sổ cái, còn số liệu trên nhật ký đặc biệt thì được tổng hợp hàng ngày vào sổ cái.
Cuối tháng cộng số liệu trên sổ cái ghi vào bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản và đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi kiểm tra lấy số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán. Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung:
6.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
a) Đặc điểm
Các hoạt động kinh tế tài chính được ghi chép vào chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ và sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Trong 27
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc Sổ
Nhật ký
đặc biệt Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối Số phát sinh
Bảng báo cáo tài chính
hình thức chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ theo hệ thống trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
b)Các hình thức sổ
- Sổ cái các tài khoản.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Bảng cân đối số phát sinh. - Sổ kế toán chi tiết.
c) Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, tiến hành phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ phát sinh với số lượng lớn và thường xuyên, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó định kỳ lập các chứng từ ghi sổ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc đã lập.
Cuối tháng khoá sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, có trên các tài khoản tổng hợp. Trên cơ sở số liệu đã cộng trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Số liệu của bảng này phải khớp với số tiền tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu thì bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu khác.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
29 Chứng từ kế toán Sổ chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh
6.4. Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ
a) Đặc điểm
Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký – chứng từ, cuối tháng số liệu được tổng cộng và ghi vào sổ cái 1 lần.
- Sổ sách được mở theo vế có của các tài khoản
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp việc kế toán tổng hợp với kế toán chi tết trên cùng một sổ sách và trong cùng quá trình ghi chép.
- Kết hợp ghi chép kế toán hàng ngày và việc tập hợp dần các chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý, lập báo biểu.
b) Các loại sổ kế toán
Các loại sổ kế toán sử dụng trong hình thức nhật ký – chứng từ là: - Các nhật ký chứng từ
- Các bảng kê - Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
c) Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiét, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký – chứng từ: 31 Chứng từ kế toán Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
6.5 Hình thức kế toán máy
a) Khái niệm
Kế toán máy (hay còn gọi là kế toán trên máy tính): Là dùng máy móc,máy tính để hỗ trợ, thay thế 1 phần công việc của người làm kế toán tài chính cho một doanh nghiệp hoặc một tổ chức xã hội. Một chương trình làm kế toán máy là một phần mềm dùng để làm công việc kế toán. Để có một chương trình kế toán máy thì phải lập trình bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Các ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu như: Ms Excel, Ms Access, Visual Basic, Visual Foxpro, Visual C#, SQL server và Oracle đều có thể lập được một chương trình kế toán máy.
b) Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào các bảng, biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán.
Cuối tháng, thực hiện khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết luôn được thực hiện tự động đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Sơ đồ:
Chú thích:
Chú thích:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối kỳ, cuối tháng. Quan hệ đối chiếu, đối ứng.
32 Chứng từ kế toán Sổ kế toán Phần mềm kế toán máy Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Báo cáo tài chính
CHƯƠNG II:
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRẦN BÌNH THÁNG 9 NĂM 2013
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRẦN BÌNH
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần May Trần Bình
- Địa chỉ: 189 Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - Mã số thuế: 01145623890
- Số tài khoản: 281 110 012 3008 tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất quần áo
- Sản phẩm: Áo sơ mi, quần âu
Công ty áp dụng:
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp quy đổi hoàn thành tương đương
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo chi phí sản xuất trực tiếp - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%
2. DỮ LIỆU KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRẦN BÌNH THÁNG 9 NĂM 2013
2.1. Bảng Cân đối kế toán đầu tháng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền mặt 260.000.000 1. Vay ngắn hạn 380.000.000 2. Tiền gửi ngân hàng 500.000.000 2. Phải trả người bán 230.000.000 3. Đầu tư chứng
khoán ngắn hạn 70.000.000 3. Thuế và các khoảnphải nộp Nhà nước 10.000.000 4. Phải thu của khách
hàng 150.000.000 4. Phải trả người laođộng 240.000.000 5. Tạm ứng 23.200.000 5. Phải trả, phải nộp
khác 20.000.000
6. Hàng mua đang đi đường
171.000.000 6. Vay dài hạn 50.000.000 7. Nguyên liệu, vật
liệu 171.200.000 7. Quỹ khen thưởng,phúc lợi 316.000.000 8. Công cụ dụng cụ 220.000.000 8. Nguồn vốn kinh
doanh 720.400.000
9. Chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang 152.000.000 9. Quỹ đầu tư pháttriển 150.000.000 10. Thành phẩm 165.000.000 10. Lợi nhuận chưa
phân phối 550.000.000 11. Hàng hóa 64.000.000 12. Tài sản cố định hữu hình 800.000.000 13. Hao mòn TSCĐ (80.000.000) Tổng cộng 2.666.400.000 Tổng cộng 2.666.400.000 35
Chi tiết Tài khoản 131- Phải thu khách hàng
- Công ty Newline: 100.000.000 đ - Công ty Sông Hồng: 50.000.000 đ
Chi tiết Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu:
- Vải cotton (sản xuất áo sơ mi) : 500m, đơn giá 152.000 đ/m - Vải kaki (sản xuất quần âu): 500m, đơn giá 172.000 đ/m - Chỉ: 300 cuộn, đơn giá 16.000 đ/cuộn
- Cúc (sản xuất áo sơ mi): 1500 chiếc, đơn giá 800 đ/chiếc - Khóa dây (sản xuất quần âu): 400 chiếc, đơn giá 8.000 đ/chiếc
Chi tiết Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 65.000.000 đ (áo sơ mi: 30.000.000 đ, quần âu: 35.000.000 đ).
- Chi phí nhân công trực tiếp: 55.000.000 đ (áo sơ mi: 25.000.000 đ, quần âu: 30.000.000 đ).
- Chi phí sản xuất chung: 32.000.000 đ (áo sơ mi: 14.000.000 đ, quần âu: 18.000.000 đ).
Chi tiết Tài khoản 155 – Thành phẩm:
- Áo sơ mi: 500 cái, giá vốn 170.000 đ/sp - Quần âu: 400 chiếc, giá vốn 200.000 đ/sp
Chi tiết tài khoản 156 – Hàng hóa
- Áo chống nắng: 800 chiếc, đơn giá 80.000 đ/sp
Chi tiết tài khoản 331 – Phải trả người bán:
- Công ty Hòa Phát: 230.000.000đ
2.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9 năm 2013
1. Ngày 1/9: Rút tiền gửi ở ngân hàng Công thương về nhập quỹ tiền mặt 80.000.000 đ (Phiếu thu số 01, giấy báo nợ của ngân hàng).
2. Ngày 2/9: Mua một bộ máy may trang trí nhãn hiệu TAKING để trang bị cho công ty, giá mua 40.000.000 đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển, lắp đặt 500.000đ, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền mặt (Biên bản giao nhận TSCĐ số 01, Hóa đơn GTGT số 01).
3. Ngày 3/9: Nhập kho 1.000 m vải kaki đang đi đường kỳ trước, đơn giá 171.000 đ/m (Phiếu nhập kho số 01).
4. Ngày 4/9: Vay dài hạn ngân hàng BIDV để mua một xe vận tải Daewoo, giá chưa thuế là 400.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%.
5. Ngày 5/9: Xuất kho 200 cuộn chỉ để sản xuất sản phẩm (dùng cho sản xuất áo sơ mi: 50%, sản xuất quần âu: 50%) (Phiếu xuất kho số 01).
6. Ngày 6/9: Mua nguyên vật liệu của công ty Nghĩa Hưng, hàng đã nhập kho, gồm 2.000 m vải cotton, đơn giá 150.000đ/m và 1.000m vải kaki, đơn giá 170.000đ/m. Thuế suất thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Chi phí vận chuyển, bốc xếp do bên bán trả (Hóa đơn GTGT số 02, Phiếu chi số 01). 7. Ngày 6/9: Do mua nguyên vật liệu ở nghiệp vụ (6) doanh nghiệp thanh toán đúng thời hạn nên được hưởng chiết khấu bằng thanh toán bằng tiền mặt 1% trên giá hóa đơn chưa thuế.
8. Ngày 7/9: Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua chịu hàng hóa cho công ty Hòa Phát 230.000.000 đ.
9. Ngày 8/9: Xuất kho 2.000 m vải cotton và 2.000 m vải kaki để sản xuất sản phẩm. 10. Ngày 9/9: Chuyển khoản mua 200 cổ phiếu của công ty GMD, giá 30.000đ/cp. 11. Ngày 10/9: Xuất kho công cụ dụng cụ, xác định phân bổ trong hai kỳ, bắt đầu từ kỳ này. Trị giá xuất kho 12.000.000đ, sử dụng cho quản lý doanh nghiệp.
12. Ngày 11/9: Mua 10.000 cái cúc, đơn giá 800đ/chiếc và 2000 cái khóa dây, đơn giá 8.000đ/chiếc. Thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 600.000 đ, phân bổ cho 2 loại nguyên vật liệu theo giá mua, thuế suất thuế GTGT 5%. Đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt.
13. Ngày 12/9: Xuất bán hàng hóa cho công ty Newline: 800 Áo chống nắng, giá xuất kho 80.000đ/sp, giá bán chưa thuế 100.000đ/sp. Thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
14. Ngày 14/9: Tính tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên:
- Bộ phận sản xuất là 180.000.000 đ (cho sản xuất áo sơ mi: 35%, sản xuất quần âu: 40%, phục vụ phân xưởng 25%)
- Bộ phận bán hàng là 16.500.000 đ
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.500.000 đ
15. Ngày 15/9: Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động.
16. Ngày 16/9: Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Phạm Thị Hà đi công tác 10.000.000đ (Giấy đề nghị tạm ứng.
17. Ngày 17/9: Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 10.000.000 đ, cho bộ phận bán hàng 5.500.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.500.000đ.
18. Ngày 18/9: Chi phí điện nước trả bằng tiền mặt 22.000.000đ, chưa có thuế GTGT,