* Câu 1: (2đ) - Đổi về cùng một tỉ số lượng giác (tan hoặc cot) (1đ) - Sắp xếp đúng (1đ) * Câu 2: (2đ) - Hình vẽ (0,5đ) - Tính được AB (0,5đ) - Tính đúng mỗi góc B, C (0,5đ) * Câu 3: (3đ) - Hình vẽ (0,5đ) a/ (1đ) - Tính đúng mỗi ý (0,5đ)
b/ (1,5đ) - Chứng minh được tứ giác AMEN là hình vuông (0,5đ) - Tính đúng độ dài cạnh của hình vuông (0,5đ)
- Tính đúng diện tích hình vuông (0,5đ)
MINH HỌA BIỆN PHÁP:
ĐẦU TƢ SOẠN GIẢNG ĐỔI MỚI VIỆC THIẾT KẾ BÀI SOẠN QUA CÁC PHẦN MỀM TIN HỌC MỀM TIN HỌC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Về kiến thức: Học sinh biết hệ thống hoá kiến thức về: cạnh và đường cao trong tam giác vuông; các công thức định nghĩa về tỉ số lượng giác của một góc nhọn và quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau trong tam giác vuông. Các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông
* Về kỹ năng: Học sinh tự rèn luyện kĩ năng: giải tam giác vuông, sử dụng máy tính bỏ túi để tính các tỉ số lượng giác hoặc số đo góc trong tam giác vuông hay tính độ dài, khoảng cách… của yêu cầu bài toán trong thực tế.
* Về tư duy và thái độ: học sinh tự rèn tính chăm chỉ và tự học ở nhà.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài giảng điện tử và hệ thống câu hỏi dẫn dắt nội dung cần ôn luyện. (hoặc bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. Bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ có chỗ (...), khung sơ đồ tư duy có chỗ(…) để HS điền hoàn chỉnh). Phấn màu, máy tính bỏ túi.
- HS: Tự ôn tập phần lý thuyết theo sơ đồ tư duy mà giáo viên đã hướng dẫn trong tiết 16 và bài tập ôn tập chương I; máy tính bỏ túi; bảng phụ.