KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: * Thuận lợi và khó khăn:

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng CNTT trong dạy học giải quyết vấn đề qua tiết ôn tập Hình học 9 (chương 1) (Trang 27)

* Thuận lợi và khó khăn:

- Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giải quyết vấn đề qua tiết ôn tập” với các biện pháp đổi mới trên của giáo viên, khi triển khai thực hiện đều áp dụng giảng dạy được ở các khối lớp khác của bộ môn toán.

- Khi thực hiện đề tài, ngoài những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, sự động viên và quan tâm của lãnh đạo Trường, sự hỗ trợ chuyên môn của Hội đồng bộ môn Phòng Giáo Dục vào đầu năm học cùng sự gắn kết trong sinh hoạt chuyên môn thường kỳ của nhóm, tổ bộ môn, năm học này khi thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các phần mềm tin học tôi cũng gặp trở ngại: sách tham khảo cho ứng dụng tin học bộ môn toán chưa đầy đủ, bên cạnh đó sự đầu tư của phụ huynh học sinh cho việc tham khảo học trên máy vi tính của học sinh có phần hạn chế. Một số phụ huynh còn thờ ơ trong việc cho học sinh tiếp cận tin học, do đó việc đưa bài tập lên mạng cho học sinh khá giỏi tự học thêm ở nhà cũng có phần hạn chế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử có sự đầu tư thiết kế của giáo viên trên các phần mềm tin học đã giúp học sinh từng bước tăng cường các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà. Đẩy mạnh các hoạt động học cho học sinh ở lớp, người thầy luôn đặt trò vào tình huống nắm bắt nhanh các vấn đề nêu ra của giáo viên để tự định hướng giải quyết công việc, học sinh biết cùng nhau giải quyết vấn đề của bài tập theo nhóm học tập đã giúp học sinh luôn tự rèn cách học độc lập, tự bổ sung cách học hiểu, học nhớ và tự học; dần dần học sinh có cách tự học với tư duy mới. Học sinh có sự chuyển biến trong cách học hạn chế được việc sử dụng sách giải một cách máy móc, học sinh khá giỏi tự hình thành phương pháp tự học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử với phương pháp giảng dạy đặt và giải quyết vấn đề đã giúp giáo viên tận dụng tối đa thời gian ôn tập ở lớp, xây dựng cho học sinh sự tư duy mới trên các sơ đồ cùng hình ảnh gợi ý, giáo viên giúp học sinh tự tái hiện kiến thức, biết tổng hợp và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập tổng hợp đem lại kết quả khả quan cho chất lượng các bài kiểm tra một cách thực chất.

- Thực hiện giảng dạy tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp giáo viên luôn tự học, tự rèn, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ nhau trong giảng dạy là sức mạnh và là cơ sở để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo đúng chỉ đạo của Ngành, bậc học Trung Học Cơ Sở trong mỗi năm học.

- Đổi mới việc kiểm tra bài cũ dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, tăng cường việc tự học cho học sinh qua bài tập gởi lên Internet đồng thời đổi mới việc kiểm tra 45 phút theo một ma trận đề thống nhất cho một khối lớp luôn đem lại tính khách quan, công bằng đã giúp đội ngũ giáo viên giảng dạy luôn đầu tư soạn giảng, làm cho chất lượng môn học ngày càng tiến bộ. Qua đó việc đánh giá giảng dạy của Thầy và học tập của học sinh luôn có kết quả chính xác hơn, góp phần tốt cho việc thực hiện “Hai không” một cách hiệu quả.

- Tuy nhiên khi vận dụng dạy học ôn tập bằng bài giảng điện tử, với cách đặt vấn đề thường mất nhiều thời gian, trong toán học lại khô khan, giáo viên cần phải bám nội dung sách giáo khoa và sáng tạo trong cách thiết kế bài giảng có hiệu quả trên các phần mềm tin học như: nêu cụ thể vấn đề cần ôn luyện, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy hay tái hiện kiến thức trên sơ đồ tư duy một cách trực quan để học sinh nắm nhanh vấn đề và định hướng giải quyết. Trên bài giải mẫu của giáo viên phải cô đọng, mỗi thông tin trình chiếu đều phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng trong quá trình giảng. Giáo viên luôn phải có sự cần cù, tính tỉ mỉ và niềm đam mê, biết kết hợp tốt phương pháp giảng dạy truyền thống với giảng dạy hiện đại để việc thể hiện ý tưởng giảng dạy sáng tạo, lôi cuốn và sát đối tượng học sinh vì đó chỉ là phương tiện hỗ trợ có hiệu quả nếu giáo viên biết đặt yêu cầu hoạt động học của học sinh làm nền tảng và luôn trau dồi việc tự học, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp hay tự học thêm về trình độ tin học để bắt kịp tiến độ công nghệ thông tin ngày càng mở rộng, hiện đại trên thế giới.

Những kinh nghiệm trên dù sao cũng không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.

VIII) ĐỀ NGHỊ:

1) Cấp Trƣờng:

- Tăng thêm kinh phí cho Thư viện Trường bổ sung thêm sách tham khảo ứng dụng công nghệ thông tin bộ môn Toán bậc THCS cho giáo viên.

- Tăng cường việc tập huấn sử dụng các phần mềm tin học trong dạy học cho giáo viên trên mỗi học kỳ.

2) Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Thành phố Tam Kỳ:

- Bộ phận chuyên môn Phòng Giáo Dục và Đào Tạo có kế hoạch bồi dưỡng và cập nhật thêm trình độ tin học cho giáo viên cũng như hỗ trợ thêm trang thiết bị thực hành mới về các đơn vị Trường.

IX) PHỤ LỤC:

1) Giới thiệu:

Nội dung bài viết được thể hiện và minh họa: trên word và trên dĩa mềm kèm theo. Toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm gồm:

- File 1: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

- File 2: Các bài Powerpoint tự biên soạn; các bài iMindMaps 6.0; HotPotatoes 6; Sketchpad 5.0.

2) Hƣớng dẫn cách đọc và sử dụng các nội dung trong phụ lục:

Xin mời Thầy (Cô) giáo cài đặt: “Phần mềm hỗ trợ SKKN” vào máy vi tính, sau đó đọc file 1 trước, trong các bài powerpoint có các nút liên kết với iMindMaps 6.0, HotPotatoes 4.6; Sketchpad 5.0; các phần liên kết này đọc khi trình chiếu.

PHỤ LỤC: MINH HỌA MA TRẬN VÀ NỘI DUNG CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐÃ

THỐNG NHẤT TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NHÓM KHỐI LỚP 9 VÀO NGÀY 11/ 10/ 2012 NGÀY 11/ 10/ 2012

KIỂM TRA HÌNH HỌC TIẾT 19 LỚP 9 ĐỀ 1 ĐỀ 1

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng CNTT trong dạy học giải quyết vấn đề qua tiết ôn tập Hình học 9 (chương 1) (Trang 27)