Xử lý vi phạm pháp luật về chế độ tiền lƣơng tối thiểu

Một phần của tài liệu Chế độ tiền lương tối thiểu ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.3Xử lý vi phạm pháp luật về chế độ tiền lƣơng tối thiểu

Nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiền lƣơng tối thiểu, bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo vệ ngƣời lao động khỏi sự bóc lột từ phía ngƣời sử dụng lao động, Nhà nƣớc không chỉ quy định mức tiền lƣơng tối thiểu áp dụng trong từng thời kỳ mà Nhà nƣớc còn có các chế tài áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật về tiền lƣơng tối thiểu. Đây là hành vi của ngƣời sử dụng lao động, hoặc là trả lƣơng cho ngƣời lao động thấp hơn mức tiền lƣơng tối thiểu do luật lao động đã quy định, hoặc là hành vi trả bằng mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động làm việc yêu cầu chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo, hoặc điều kiện lao động không bình thƣờng, cƣờng độ lao động không phải là nhẹ nhàng nhất.

Khoản 4, Điều 12 Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động quy định rõ:

“Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm: trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu; trả bằng mức lương tối thiểu đối với lao động chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; không trả lương hoặc trả lương không đúng, không đầy đủ cho người lao động làm việc thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật lao động; xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động, theo các mức như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên”

Hiện nay ở nƣớc ta, chế tài áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật lao động về tiền lƣơng tối thiểu mới chỉ là những chế tài hành chính. Mặc dù chế tài hình sự đã đƣợc quy định trong Công ƣớc 131 (Khoản 1, Điều 2) về Ấn định lƣơng tối thiểu và một số nƣớc đã áp dụng chế tài hình sự cho những vi phạm về tiền lƣơng tối thiểu (Hàn Quốc) tuy nhiên nó chƣa đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam. Việc quy định các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với những hành vi vi phạm về tiền lƣơng tối thiểu sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quy định về tiền lƣơng tối thiểu và bảo vệ ngƣời lao động đƣợc tốt hơn. Đối với những hình thức xử phạt quá nhẹ sẽ dẫn đến các hiện tƣợng coi thƣờng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động bị xâm phạm, mục đích bảo vệ ngƣời lao động khó đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu Chế độ tiền lương tối thiểu ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 55)