đông cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
NQH không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mà nó còn là vấn đề cần nghiêm túc, xem xét của các NHTM trên thế giới. Làm thế nào để thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn này? Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã cho thấy, họ có thể vượt qua được và đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình, có thể kể đến một quốc gia láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc. Trong những năm trước đây, nợ trong các DN nhà nước ở Trung Quốc ngày càng tăng, trong khi lợi nhuận trên vốn ngày càng giảm, có năm
xuống tới dưới 0,2%. Song song với nó là hiệu quả kinh tế yếu kém, nguyên nhân là do trước đây nhà nước cải cách thuế, các khoản thuế phải nộp của các DN tăng, khiến cho lợi nhuận của DN giảm và nguồn tích lũy cũng theo đó giảm mạnh. Mặt khác, cơ chế xử lý tài sản tồn đọng và hàng hóa trong các DN tỏ ra cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh và tối ưu hóa nguồn vốn, làm cho hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được, trong khi nguồn vốn mới lại không ngừng tăng lên. Mối quan hệ giữa Nhà nước và DN Nhà nước chưa được xử lý thỏa đáng. Các DN mượn danh nghĩa “Tín dụng Nhà nước” để vay NH. Các DN ỷ thế vào Nhà nước nên luôn có tư tưởng: Chỉ hưởng lãi mà không chịu lỗ. Còn các NH cũng lấy danh nghĩa “Tín dụng Nhà nước” để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Cuối cùng là “Tài sản Nhà nước” phải gánh chịu những rủi ro đối với những khoản vay của DN. Trong khi đó, công tác quản lý của NH lại rất lỏng lẻo và theo lề nếp cũ, nên dẫn đến tình trạng cho vay nhiều, thu hồi ít, các khoản đầu tư có nhiều rủi ro, gây lãng phí vốn…
Đứng trước tình trạng như vậy, Trung Quốc đã đưa ra một số giải pháp như: Thứ nhất: Đẩy mạnh việc xây dựng chế độ DN hiện đại, thu hút vốn, xây dựng chế độ pháp nhân độc lập, hình thành việc chuyển đổi cơ chế và tăng cường cơ chế quản lý nội bộ DN. Thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, chống chế độ đầu tư dàn trải, chấm dứt hiện tượng chiếm dụng vốn lưu động, giảm bớt tỉ lệ nợ trong các DN bằng cách: xây dựng chế độ “Quyền tài sản phân minh, quyền và trách nhiệm rõ ràng, phân tách Nhà nước với DN, quản lý khoa học”
Thứ hai: Đẩy mạnh chế độ cổ phần hóa vừa giải quyết được vấn đề vốn eo hẹp, tăng cường ý thức trách nhiệm và ý thức làm chủ cho cán bộ, nhân viên trong DN, lại vừa có thể chuyển nợ thành cổ phần.
Thứ ba: Đẩy mạnh việc tổ chức sắp xếp lại các DN. Với các DN vừa và nhỏ, Trung Quốc thực hiện việc sát nhập, cho thuê, bán. Tạo điều kiện cho việc hợp nhất các DN thì Trung Quốc áp dụng các chính sách ưu tiên như
giảm lãi xuất đối với khoản vay NH, không tính lãi đối với khoản vay của một số DN, từ đó nhằm làm giảm nợ cho các DN.
Thứ tư: Cho phép các đơn vị trung gian tham gia vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề nợ trong các DNNN. Các tổ chức trung gian này có thể thông qua kênh huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để hỗ trợ vốn, giúp các DN giải quyết vấn đề nợ. Từng bước thành lập thị trường giao dịch, quyền tài sản góp phần cung cấp thông tin cho các tổ chức trung gian, tham gia giải quyết nợ trong các DNNN.
Đầu năm 2000, ở Nhật Bản để giúp các NH giải quyết được dễ dàng hơn các khoản cho vay khó đòi, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một biện pháp là tạo ra một “NH cầu nối” vào. Thực chất đây là một quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để quản lý một nguồn vốn lớn của chính phủ dự tính là 22.000 tỉ Yên. Có nghĩa là, chính phủ chi ra một khoản tiền lớn để cứu trợ hệ thống NH và bảo vệ các nhà đầu tư.
Mô hình này đã được chính phủ Mỹ áp dụng khá thành công trước đây. Chính phủ Nhật Bản cũng đã áp dụng biện pháp này, nhằm làm cho các Công ty hoạt động lành mạnh trở lại sau khi có nhiều Công ty Tài chính khác bị sụp đổ.
Như vậy, sự tham gia tích cực của Nhà nước mà đặc trưng cơ bản là sự tôn trọng phương tiện tái cấp vốn vì NQH có thể gây hiệu ứng đối với xã hội và nền kinh tế, nên tái cấp vốn là cần thiết để đảm bảo duy trì sự ổn định hệ thống NH. Sự tham gia của Chính phủ cũng tránh cho hệ thống NHTM những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó xu hướng trên Thế giới hiện nay là sáp nhập, mua lại của các NH với nhau để khai thác tối đa thế mạnh của các bên, mở rộng quy mô, đồng thời phân tán rủi ro.
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Hoạt động của ngành ngân hàng có thể ví như “Xương sống” của nền kinh tế, do vậy để giải quyết được vấn đề NQH đang tồn tại là một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy vẫn còn nhiều những tồn tại từ phía cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như thực tế xử lý. Yêu cầu đặt ra để giải quyết tốt tình trạng này đó là phải có sự tham gia, phối hợp nhịp nhàng của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và Ngân hàng Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý NQH, sửa đổi và hoàn thiện về cơ chế thị trường mua, bán nợ, về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc Ngân hàng Thương mại, thị trường bất động sản, pháp luật về cho vay có bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm, cơ chế xử lý NQH. Đồng thời áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Tuy chưa có một văn bản chính thống điều chỉnh về vấn đề NQH, xong nhiều vấn đề liên thông trong quá trình xử lý nợ giữa các cơ quan khác nhau trong hệ thống luật pháp, hành pháp, tư pháp của nước ta được giải quyết bằng một hệ thống các văn bản pháp luật khác nhau. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã và đang tìm ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Từ thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý NQH nêu trên, tác giả đề tài mạnh dạn kiến nghị một số nội dung nêu tại Chương 3 nhằm hạn chế và hoàn thiện pháp luật về việc xử lý NQH tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HẠN CHẾ