Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro Tín dụng trong hoạt động NH, ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, thì việc phân loại nợ căn cứ vào tiêu chí thời gian (thời hạn quá hạn) sang những tiêu chí dựa trên những cơ sở rủi ro khác, ví dụ như mặc dù một khoản tín dụng tuy chưa đến hạn, song nếu TCTD xác định được rằng người đi vay đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, mà TCTD lại chưa đưa ra biện pháp nào để ngăn chặn, thì dù khoản tín dụng này chưa đến hạn
thanh toán NH vẫn gặp rủi ro mất vốn. Đó là chưa kể, tuy chưa đến hạn thanh toán song đối với các khoản tín dụng khác nhau thì khả năng thanh toán khi đến hạn của chúng là cũng khác nhau. Hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng người vay sử dụng vốn sai mục đích, hoặc khách hàng vay chết hoặc mất tích…những trường hợp như vậy NH khó có thể thu hồi được khoản cho vay của mình.
Cần quan niệm NQH theo chuẩn mực quốc tế. NHNN cần kiên quyết, sát xao trong việc yêu cầu các NH phải đồng loạt thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 thay vì theo Điều 6 như hiện nay đảm bảo công khai, minh bạch nợ xấu, đồng thời tạo một sân chơi công bằng cho các NH khi tham gia kinh doanh. Ngoài ra để các văn bản pháp luật như Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thực sự phát huy tác dụng, góp phần lành mạnh hóa môi trường Tín dụng của NH, NHNN phải đưa ra chế tài xử phạt đối với NH không thực hiện chuyển NQH theo đúng quy định, đồng thời phải sửa đổi các văn bản có liên quan như hệ thống tài khoản kế toán và văn bản trích dự phòng rủi ro (hiện chưa trích dự phòng đối với các khoản nợ được gia hạn nợ) để NQH được phản ánh đầy đủ, chính xác, thể hiện rõ chất lượng Tín dụng của NH, góp phần quan trọng vào việc hạn chế rủi ro Tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM.