Xây dựng và hoàn thiện thị trường mua, bán nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 96 - 98)

+ Củng cố, kiện toàn, nâng cao quy mô của DATC lên mô hình Tổng Công ty. DATC nên được chuyển thành DN đặc biệt, có thể chủ động trong xử lý nợ tái cấu trúc DN, hoạt động công ích và các khoản lỗ do mua, bán nợ phải được Nhà nước xem xét bù lại.

+ Nhà nước nên cấp thêm vốn cho DATC hoạt động để có thể mua được những khoản nợ và tài sản tồn đọng có giá trị lớn.

+ Nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý một cách đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động của công ty mua, bán nợ, sớm quy định rõ, cụ thể các vấn đề đặc thù trong quá trình thực hiện như: Miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ để xử lý tồn tại tài chính, hỗ trợ tài chính thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp, bảo lãnh vay vốn NH hoặc cho vay bổ sung để DN có vốn hoạt động, giúp DN khẩn trương bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị hoặc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chuẩn bị cho giai đoạn tái cơ cấu. Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận giữa DATC với các Bộ, UBND các Tỉnh để chuyển đổi sở hữu đối với DNNN thua lỗ, không còn vốn Nhà nước thông qua hoạt động mua, bán nợ cũng cần được hướng dẫn cụ thể để cùng thống nhất thực hiện.

+ Mở rộng việc mua, bán nợ và tài sản tồn đọng không chỉ của DNNN mà còn của các loại hình DN, các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc thỏa thuận, góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại DN.

+ Phải xác định được giá mua bán các khoản nợ, công ty có thể phải chịu thiệt thòi khi mua các khoản nợ khó đòi. Giá mua không chỉ căn cứ vào thoả thuận giữa NH và khách hàng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Giá mua các khoản nợ phải phản ánh được những tổn thất mà NH phải gánh chịu, tránh tình trạng dựa dẫm, ỷ lại vào công ty, ít để ý đến tình trạng của khoản vay mới.

+ Về nguyên tắc hạch toán của công ty: Phải là cân đối bằng thu chi, tránh tình trạng quá coi trọng lợi nhuận dẫn đến tình trạng hoạt động không thể tiến triển được, nhưng cũng không nên chấp nhận tình trạng lỗ thường

xuyên, ỷ lại vào nhà nước, với nguyên tắc này thì cả nhà nước và NH đều phải gánh chịu rủi ro Tín dụng.

+ Công ty cần được trao một số đặc quyền ưu đãi khi xử lý nợ như: Không phải đóng thuế khi bán các tài sản, giảm bớt các thủ tục pháp lý rườm rà.

+ Cần đa dạng hóa các hình thức mua nợ, xử lý nợ để đẩy mạnh hoạt động mua, bán nợ. Hiện nay NHNN đã ban hành dự thảo Thông tư quy định về hoạt động mua, bán nợ, đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động này. NHNN cần sớm hoàn thiện và chính thức ban hành Thông tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi tham gia vào hoạt động mua, bán nợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 96 - 98)