I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THỜ
NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1996-2000.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng Đầu tư công
cộng Đầu tư của DNNN Đầu tư của hộ GĐ FDI TS % Nông nghiệp 2,9 34,9 14,2 6,5 58,5 61,3% Thuỷ lợi 14,5 0,0 0,0 0,0 14,5 15,2% Lâm nghiệp 4,0 4,0 5,0 0,0 13,0 13,6% Kho tàng xay xát 0,5 4,0 5,0 0,0 9,5 9,9% Toàn ngành 21,9 42,9 24,2 6,5 95,5 100% Toàn ngành(%) 23% 45% 25% 7% 100% Toàn bé KH đầu tư công
cộng
96,8 142,2 76,5 144,3 460,0
Toàn bé KH đầu tư công
cộng(%)
21% 31% 17% 31% 100%
Nguồn: Ngân hàng thế giới, Thúc đẩy phát triển nông thôn Việt Nam, 1998
Ta thấy phần lớn các khoản đầu tư công cộng được rót vào các DNNN mặc dù khu vực này kém hiệu quả hơn khu vực tư nhân. Kế hoạch đầu tư ủa Chính phủ vào các Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước với khoảng 1,5 triệu lao động đòi hỏi hơn 3 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, tức là gấp đôi số tiền Việt Nam dự định giành cho 10 triệu hộ nông dân. ĐIều này góp phần làm hạn chế các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1996-2000. 1996-2000.
II.1. Phân tích tổng chi tiêu NSNN cho nông nghiệp nông thôn.
Đánh giá thực trạng đầu tư của NSNN cho phát triển nông nghiệp nông thôn là cơ sở để so sánh với mục tiêu đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà Đại hội Đảng VIII đặt ra đối với thực tế mà NSNN đã đầu tư. Từ đó
rót ra những kinh nghiệm và những bài học cần thiết để giai đoạn sau (2001- 2005 ) thực hiện tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy vậy trước tiên ta phải ta cần phải xem xét các cơ chế chính sách phân bổ NSNN và nguồn thu của NSNN từ nông nghiệp, nông thôn trong giai đoàn 1996-2000 bởi đây là công cụ tiến hành phân bổ và nó cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân bổ.
Chính sách phân bổ vốn đầu tư trực tiếp từ NSNN cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn ngày càng tăng và hiệu quả, trong từng thời kỳ Nhà nước đã có những cơ chế tài chính và ngân sách phù hợp nhằm xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với việc bố chí ngân sách cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý tài chính và kiểm soát các khoản chi NSNN nói chung, kiểm soát các khoản chi NSNN trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn là một nội dung được Chính phủ quan tâm. Sau khi Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/3/1996, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 được ban hành, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống các văn bản dưới luật qui định, hướng dẫn cụ thể qui trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN.
Đối với địa bàn nông thôn, việc thực hiện Luật Ngân sách ở cấp Ngân sách xã là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo sự hoạt động của các cấp chính quyền cơ sở; đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân, thực hiện phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Riêng về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có các thông tư số 01/1999/TT-BTC ngày 04/1/1999 hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, thị trấn, phường.
Luật NSNN với các qui định ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách trong từng thời kỳ, tạo điều kiện các cấp chính quyền địa phương chủ động khai thác thêm các nguồn thu và bố chí các nhiệm vụ chi phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, do vậy có điều kiện trong việc tăng chi đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.
Trong bố chí NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ( cơ cấu đầu tư của ngân sách ). Nhà nước chú trọng ưu tiên đầu tư vốn xây dựng cơ bản tức là Nhà nước chủ yếu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
Ngoài vốn đầu tư tập trung hàng năm, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hàng năm Nhà nước còn bố trí vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tương ứng với nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư vào một số vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như đầu tư vào các công trình khắc phục lũ lụt, hạn hán, các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thu Ngân sách Nhà nước từ nông nghiệp nông thôn.
Trước khi nói tới tình hình chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn ta đề cập tới nguồn thu của Nhà nước từ thuế nông nghiệp và một số khoản thu thuế từ kinh tế nông thôn. Hiện nay các loại thuế được áp dụng theo qui định của pháp luật liên quan đến nông nghiệp và kinh tế nông thôn là: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế đất ở, đất xây dựng công trình, thuế môn bài, thuế sát sinh, … Nhưng về cơ bản nguồn thu chủ yếu của NSNN từ nông nghiệp là từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế đất ở và xây dựng các công trình.
Trong những năm đầu thập kỷ 90, thu NSNN từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 5-7% trong tổng thu NSNN. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần qua các năm và ổn định ở mức 3,5-4% trong những năm gần đây. Đây là kết quả của chính sách giảm mức thu trong nông nghiệp nhằm khuyến khích khu vực này phát triển. Bảng 4 dưới đây cho thấy rõ điều này:
Biểu 3 Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng thu NSNN Đơn vị tính: % Năm Tỷ trọng 1995 1996 1997 1998 1999 DT200 0 Tỷ trọng trong tổng thu của NSNN 4,0 4,3 3,7 3,6 3,4 3,1 Trong đó: thuế sử dụng đất nông nghiệp 2,9 3.0 2,8 2,6 2,5 2,3
Luật thuế sử dụng đất được ban hành ngày 10/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Đặc trưng lớn nhất của Luật thuế này là nhằm giảm động viên đóng góp của người sản xuất nông nghiệp vào NSNN, tạo điều kiện cho họ có thêm nguồn vốn phục vụ cho tái đầu tư mở rộng, thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi giống cây trồng. Đối tượng nép thuế vẫn là các tổ chức cá nhân swr dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, đất trồng rừng. Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính bằng thóc và nép bằng tiền, giá thóc tính thuế do UBND cấp tỉnh qui định. Hàng năm thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp trên dưới 1500 tỷ đồng. Nhưng bắt đầu từ năm 1999 toàn bộ số thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp được để lại toàn bộ cho Ngân sách Địa phương và để đầu tư trở lại cho nông nghiệp.
Thuế đất ở, đất xây dựng công trình ( gọi tắt là thuế đất) được thực hiện theo pháp lệnh thuế nhà đất ngày 31/7/1992 và sửa đổi vào tháng 5/1994. Thuế đất được tính và thu hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Bằng việc sửa đổi và bổ sung pháp lệnh thuế đất đã hạ mức thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình ở nông thôn. Thuế được tính trên diện tích, hạng đất và mức thuế qui định cho một đơn vị diện
tích, mức thuế đất được xác định trong khung từ 1-32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hàng năm số thu từ thuế đất là khoảng 3.000 tỷ đồng. Đây là số thu đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu NSNN.
Ngày 1/7/1994 Quốc hội đã ban hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất thực hiện điều tiết vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi mà có chênh lệch về giá trị. Đối tượng nép thuế chuyển quyền sử dụng đất là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất theo qui địnhcủa pháp luật về đất đai. Thuế được tính căn cứ vào diện tích đất, giá tính thuế và thuế suất. Thuế suất có thể thay đổi từ 5-50% tuỳ theo việc chuyển qyền sử dụng đất có thay đổi mục đích sử dụng hay không. Hàng năm số tiền thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất về cho NSNN khoảng 1000 tỷ đồng.
Tóm lại: Hệ thống chính sách thuế bao quát được toàn bộ quá trình sử dụng đất từ giao đất, cho thuê đất,, thu hồi đất đến sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hệ thống chính sách này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của Nhà nước, khuyến khích sử dụng đất đúng mục đích ( đặc biệt hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho mục đích khác), khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, giúp khai thác tiềm năng đất đai và cuối cùng là tăng thu cho NSNN từ nông nghiệp nông thôn, tăng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn từ chính nguồn thu đó.
Đánh giá chung về cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn từ nguồn vốn NSNN.
Trong giai đoạn hiện nay, cần phải khẳng định là nguồn vốn đầu tư của NSNN giữ vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội vào nền kinh tế. Vốn đầu tư phát triển của NSNN giữ vai trò định hướng, thu hót và tạo ra dòng chảy cho vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và dân cư. Nguồn vốn NSNN đầu tư cho nền kinh tế có 2 nguồn cơ bản là vốn cấp phát và vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh hình thức đầu tư cấp phát vốn vào các công trình kinh tế-xã hội không có khả năng thu hót vốn, Nhà nước tăng cường áp dụng hình thức tín dung ưu đãi thuộc NSNN để thực hiện đầu tư đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia, các quỹ hỗ trợ phát triển và hình thức góp vốn cổ phần của Nhà nước vào các doanh nghiệp.
Đầu tư của NSNN cho nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn cũng vậy, Nhà nước đầu tư dưới hai hình thức chính là cấp phát vốn và cho vay tín dụng ưu đãi đối với các chương trình quốc gia của Nhà nước ở khu vực nông nghiệp nông thôn, cho hộ nông dân vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình và cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nông thôn vay vốn phát triển sản xuất.
Trong những năm qua, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn giành được sự chú ý ngày càng cao của Nhà nước. Điều này ta có thể thấy ở bảng 5 sau:
Biểu 4A: Chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1996-2000 (Sè tuyệt đối) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Lĩnh vực chi 1996 1997 1998 1999 DT2000 Tổng chi NSNN 70.539 78.057 81.995 89.400 96.535 Nông nghiệp-NT 7.053,9 8.820,4 12.545,2 18.237,6 23.651,1 Các ngành khác 63.485,1 69.236,6 69.449,8 71.162,4 72.883,9
Biểu 4B: Tỷ trọng chi NSNN chi nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1996-2000 Đơn vị: % §¬n vÞ: % Năm Lĩnh vực chi 1996 1997 1998 1999 DT200 0 Tổng chi NSNN 100 100 100 100 100
Nông nghiệp-NT 10 11,3 15,3 20,4 24,5
Các ngành khác 90 88,7 85,7 79,6 75,5
Theo bảng trên ta thấy qua các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 chi NSNN đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 1997 so với năm 1996 tăng không đáng kể xấp xỉ 1767 tỷ đồng tương ứng với 1,3%, như vậy từ năm 1996 đến 1997 tuy chi NSNN có tăng nhưng số tăng rất Ýt chưa thể đáp ứng nhu cầu chi vì thế chưa thể gọi đây là sự đầu tư cho một ngành kinh tế được coi là mặt trận hàng đầu, nếu ta so sánh tỷ lệ chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn trong tổng chi NSNN với tỷ lệ dân số và lao động trong nông nghiệp với tổng dân số cả nước ta sẽ thấy một sự chênh lệch rất lớn. Trong năm 1996 dến 1997 tỷ lệ chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm từ 10-11,3% NSNN trong khi dân số trong nông nghiệp chiếm tới 80% dân số cả nước, lao động nông nghiệp chiếm tới 73% lao động xã hội. Nhưng từ năm 1997 chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn tăng rất nhanh, từ 11,3% năm 1997 tăng lên 15,3% năm 1998; 20,4% năm 1999 và 24,5% năm 2000. Điều này thể hiện việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã thực sự được quan tâm đúng mức. Vì nguồn thu của NSNN hạn chế nên để tăng chi cho nông nghiệp nông thôn Nhà nước phải cắt giảm các khoản chi khác và phát động chính sách tiết kiệm toàn dân. Ta có thể thấy rõ ràng ở bảng trên, từ 90% năm 1996 giảm xuống còn 75,5% năm 2000. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn từ năm 1999 Nhà nước đã để lại toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Ngân sách Địa phương để đầu tư trở lại cho nông nghiệp nông thôn.
Hình thức cấp phát vốn của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua hình thức cho vay tín dụng đối với các hộ nông dân liên tục tăng qua các năm nhất là từ khi có Quyết định sè 67 của Thủ tướng Chính phủ (tháng 3/1999) với cơ chế mới là cho vay không cần thế chấp tài sản. Số liệu thống kê của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) cho thấy: cho tới thời điểm tháng 8/2000, dư nợ tín dụng cho khu vực nông thôn đã tăng 10.339 tỷ đồng, tăng 41,85% so với thời điểm
trước khi thực hiện Quyết định số 67. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu là hộ sản xuất, trong khi dư nợ cho vay các hợp tác xã tăng không đáng kể và doanh nghiệp ( cả doanh nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh phục vụ nông nghiệp và nông thôn ) còng tăng 34,45%. Trong số này, NHNN&PTNT là ngân hàng cung cấp tín dụng nhiều nhất, chiếm tới 35.041 tỷ đồng (tính đến hết tháng 8/2000) , tăng 41,9% so với thời điểm tháng 3/1999. Đạt được kết quả khả quan trên một phần do quyết định mạnh dạn cho phép áp dụng cho vay đến 10 triệu đồng đối với các hộ gia đình không phải thế chấp tài sản. Mức cho vay cho đến thời điểm này cũng đã nâng lên 20 triệu đồng và đối với hộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản là 50 triệu đồng. Đây là một biện pháp thông thoáng nhất, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư sản xuất
Tóm lại: Mặc dù tổng đầu tư của NSNN cho nông nghiệp nông thôn có tăng lên theo từng năm nhưng trong từng lĩnh vực từng ngành cụ thể chi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nhất là trong nông-lâm-ngư nghiệp nhu cầu đầu tư đến năm 2000 phải đạt 15 nghìn tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt có khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng một chút mà thôi. Đây là vấn đề cần được xem xét trong thời gian tới.
II.2. Phân tích cơ cấu chi NSNN trong sản xuất nông nghiệp
Xét về tổng thể chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có được một cơ cấu chi hợp lý, chi vào đâu và chi bao nhiêu để mang lại hiệu quả cho khoản chi đó cao nhất. Ở phần trên ta đã nói chi NSNN cho nông nghiệp có thể chia thành hai mảng chính. Thứ nhất: chi NSNN cho sự nghiệp nông nghiệp đó là chi cho các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các chương trình định canh, định cư mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thứ hai chi NSNN cho xây dựng cơ bản trong đó chủ yếu là các công trình thuỷ nông, thuỷ lợi, đê điều, đường, cầu, điện, trường học… Đối với mỗi lĩnh vực chi NSNN đều có vai trò quan trọng trên các giác độ khác nhau nhưng đều cùng một mục