Biến động số lượng các nhóm ĐVĐCTB theo mùa

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 63)

Bên cạnh sự biến động về đa dạng loài thì sự biến động về số lượng cá thể cũng được phân tích đánh giá. Mức độ phong phú về số lượng cá thể được thể hiện

60

theo số lần thu mẫu. Các mẫu được thu 12 lần trong suốt thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 1/2013. Trong đó, mùa mưa từ lần thu mẫu thứ nhất đến lần 6 và mua khô từ lần thu mẫu thứ 7 đến lần thứ 12. Xu hướng biến động được thể hiện ở hình 11.

Hình 11. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB qua các lần thu mẫu Kết quả ở hình 11 cho thấy, số lượng cá thể của các nhóm mesofauna thu được có xu hướng giảm dần trong các lần thu mẫu. Tại lần thu mẫu thứ nhất và thứ hai là thời điểm vào đầu mùa mưa, nên số lượng có xu hướng tăng lên. Cao điểm là tại lần thu thứ 3 với 1.999 cá thể mẫu thu được, chiếm 15,61% tổng số lượng mẫu thu được trong suốt thời gian nghiên cứu. Số lượng giảm mạnh ở các lần thu mẫu thứ 8 (446 cá thể) và thứ 9 (486 cá thể). Nhìn chung, sự biến động về số lượng có xu hướng tăng lên trong mùa mưa và giảm xuống trong mùa khô. Như vậy có thể khẳng định, chế độ mùa đã có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ phong phú của các nhóm mesofauna.

Sự khác nhau của từng nhóm mesofauna theo mùa khô và mùa mưa được thể hiện ở bảng 12 và hình 12.

61

Bảng 12. Số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa

TT Mùa Nhóm Mùa mưa N = 9.287 Mùa khô N = 3.523 Biến động 1 Coleoptera 2.139 596 (-) 1.543 2 Isopoda 1.618 498 (-) 1.120 3 Insecta 1.707 337 (-) 1.370 4 Collembola 700 850 (+) 150 5 Formicidae 969 466 (-) 503 6 Araneae 627 207 (-) 420 7 Orthoptera 669 127 (-) 542 8 Blaberidae 393 93 (-) 300 9 Isoptera 133 40 (-) 93 10 Dermaptera 77 78 (+) 1 11 Coleoptera L 43 80 (+) 37 12 Chilopoda 75 30 (-) 45 13 Homoptera 72 22 (-) 50 14 Diplopoda 23 64 (+) 41 15 Oligochaeta 41 30 (-) 11 16 Pseudoscorpionida 1 5 (+) 4

Ghi chú: (+) Mùa khô tăng so với mùa mưa (-) Mùa khô giảm so với mùa mưa

Theo bảng 12 cho thấy, tổng số lượng cá thể thu được trong mùa mưa là 9.287 cá thể, trong mùa khô là 3.523 cá thể. Như vậy, sự phong phú về số lượng cá thể vào mùa mưa chiếm ưu thế vượt trội so với mùa khô. Sự biến động ở các nhóm ĐVĐCTB giữa hai mùa là rất lớn. Điều đó càng được thể hiện rõ ở các nhóm chiếm ưu thế như nhóm Cánh cứng (Coleptera) trong mùa mưa thu được

62

2.139 cá thể, chiếm 23,03% tổng số cá thể thu được vào mùa mưa, trong khi đó ở mùa khô nhóm này chỉ thu được 596 cá thể, chiếm 16,92% tổng số lượng cá thể thu được trong mùa khô (giảm 1.543 cá thể so với mùa mưa). Điều đó cũng diễn ra tương tự với nhóm Mọt ẩm (Isopoda) vào mùa khô giảm 1.120 cá thể; nhóm các côn trùng khác (Insecta) giảm 1.370 cá thể. Bên cạnh đó có một số nhóm có số lượng tăng lên vao mùa khô so với mùa mưa như nhóm Bọ đuôi bật (Collembola) tăng 150 cá thể; nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda) tăng 41 cá thể; nhóm Asus trùng của bộ cánh cứng (Coleoptera L) tăng 37 cá thể. Nhóm có biến động ít nhất là nhóm Cánh da (Dermaptera) chỉ tăng 1 cá thể ở mùa khô so với mùa mưa, tiếp theo là nhóm Giả bọ cạp tăng 4 cá thể.

Hình 12. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB theo mùa

Kết quả phân tích ở hình 12 cho thấy rõ hơn sự biến động cao và thấp theo mùa của của các nhóm ĐVĐCTB. Hầu hết các nhóm chiếm ưu thế hơn trong mùa mưa, thể hiện rõ nhất ở các nhóm như Cánh cứng (Coleoptera), nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm côn trùng khác (Insecta). Tuy nhiên, có một số nhóm lại cho thấy số lượng cá thể thu được chiếm ưu thế hơn trong mùa khô như nhóm Bọ đuôi bật

63

(Collembola), nhóm Ấu trùng của cánh cứng (Coleoptera L), nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida).

Tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn về sự biến động của các nhóm mesofauna theo thời gian tại các kiểu rừng khác nhau (rừng tự nhiên và rừng trồng) cho thấy, trong các tất cả các lần thu mẫu số lượng mẫu tại kiểu rừng trồng luôn chiếm ưu thế hơn so với rừng tự nhiên. Sự biến động thể hiện rõ ở các lần thu mẫu thứ 2 và lần thu mẫu thứ 4. Tại cả hai kiểu rừng này, số lượng các cá thể động vật đất có xu hướng tăng lên ở các lần thu mẫu thứ nhất, thứ 2 và thứ 3. Sau đó là xu hướng giảm dần từ lần thu mẫu thứ 4 đến lần thu mẫu thứ 12 (hình 13).

Hình 13. Biến động về số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng theo thời gian

Sự biến động số lượng cá thể của các nhóm mesofauna theo mùa ở hai kiểu rừng được thể hiện ở hình 14 và hình 15.

Qua hình 14 cho thấy, vào mùa mưa các nhóm chiếm ưu thế về số lượng cá thể ở rừng tự nhiên là nhóm Insecta, trong khi ở rừng trồng thì nhóm Coleoptera và nhóm Isopoda là nhóm chiếm ưu thế. Nhìn chung, các nhóm động vật đất ở rừng

64

trồng cho thấy sự phong phú về số lượng cá thể hơn ở rừng tự nhiên, thể hiện rõ nhất ở các nhóm như nhóm Coleoptera vào ở rừng trồng thu được 1.329 cá thể, nhóm Collembola 1.216 cá thể, trong khi đó ở rừng tự nhiên số lượng các nhóm này thu được lần lượt là 810 cá thể và 402 cá thể. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm kết quả thu được là ngược lại, ở rừng trồng lại thấp hơn ở rừng tự nhiên, thể hiện rõ nhất là nhóm Insecta với 568 cá thể ở rừng trồng và 1.139 cá thể ở rừng tự nhiên. Đối với nhóm Pseudoscorpionida, tại rừng tự nhiên không thu được cá thể nào, trong khi rừng trồng cũng chỉ thu được 1 cá thể.

Hình 14. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB vào mùa mưa ở rừng tự nhiên và rừng trồng

Ở hình 15 thể hiện biến động vào mùa khô giữa hai kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng. Qua hìnhcho thấy, vào mùa khô các nhóm chiếm ưu thế về số lượng cá thể ở cả hai kiểu rừng là Bọ đuôi bật (Collembola), Cánh cứng (Coleoptera) và Mọt ẩm (Isopoda).

65

Hình 15. Biến động về số lượng các nhóm ĐVĐCTB vào mùa khô ở rừng tự nhiên và rừng trồng

Cũng tương tự như mùa mưa, nhìn chung các nhóm động vật đất thu được ở rừng trồng phong phú hơn ở rừng tự nhiên. Thể hiện rõ nhất ở các nhóm như bọ đuôi bật (Collembola), nhóm Kiến (Foimicidae). Một số nhóm thu được số lượng mẫu ở rừng tự nhiên cao hơn rừng trồng như nhóm Các công trung khac (Insecta), nhóm Gián đất (Blaberidae), nhóm Ấu trùng (Coleoptera L) và nhóm Cuốn chiếu (Chilopoda).

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 63)