Mức độ phong phú các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 52)

Cũng tương tự như đa dạng loài, độ phong phú về số lượng cá thể của các nhóm mesofauna ở các sinh cảnh khác nhau là khác nhau, chúng cũng chịu tác động bởi các điều kiện môi trường sống, thảm rụng thực vật và sự can thiệp của con người. Khi tiến hành nghiên cứu tại các sinh cảnh ở VQG Cát Bà chúng tôi đã thu được tại sinh cảnh rừng nguyên sinh là 2.228 cá thể, sinh cảnh rừng tái sinh là 2.669 cá thể, tại rừng trồng lâu năm là 4.136 cá thể và sinh cảnh rừng trồng mới là 3.177 cá thể. Kết quả nghiên cứu về mức độ phong phú của các nhóm mesofauna tại các sinh cảnh được trình bày cụ thể ở bảng 8, 9, 10.

Bảng 8 là kết quả nghiên cứu về số lượng cá thể thu được tại hai sinh cảnh thuộc rừng tự nhiên là rừng nguyên sinh và rừng tái sinh. Tại các sinh cảnh nghiên cứu số lượng các cá thể thu được trong thời gian đặt bẫy là khá lớn.

Tại sinh cảnh rừng nguyên sinh, nhóm Coleoptera là nhóm có số mẫu thu được phong phú nhất với 465 cá thể, chiếm 20,87% tổng số lượng cá thể thu được trong sinh cảnh rừng nguyên sinh. Tiếp theo là nhóm Insecta với 430 cá thể, chiếm 19,30%; nhóm Isopoda và nhóm Collembola có số cá thể thu được xấp xỉ nhau, lần lượt là 309 cá thể, chiếm 13,87% và 307 cá thể, chiếm 13,78%. Các nhóm còn lại có số lượng mẫu thu được dưới 10%, bao gồm các nhóm Formicidae (8,21%), Araneae (8,80%), Orthoptera (2,74%), nhóm Blaberidae (2,78%), Coleoptera L (2,42%), Dermaptera (2,15%), Oligochaeta (1,57%), có một số nhóm thu được số lương rất ít chỉ dưới 1%, gồm các nhóm Homoptera (0,99%), Isoptera (0,94%), Chilopoda (0,90%), Diplopoda (0,63%). Thậm chí với nhóm Pseudoscorpionida chỉ thu được duy nhất 1 cá thể trên tổng số 2.228 cá thể của cả sinh cảnh.

Tại rừng tái sinh, nhóm có số lượng mẫu phong phú nhất là nhóm Insecta với 885 cá thể, chiếm 33,16% tổng số lượng cá thể của các nhóm động vật đất mesofauna thu được tại sinh cảnh này. Nhóm có số lượng cao thứ hai là Coleoptera với 558 cá thể, chiếm 20,91%. Các nhóm còn lại có tỷ lệ % dao đông trong khoảng từ 0,11 – 10,30%, trong đó nhóm Pseudoscorpionida vẫn là nhóm có số lượng mẫu thu được ít nhất với 3 cá thể, chiếm 0,11%.

49

Bảng 8. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên STT Sinh cảnh Nhóm Rừng nguyên sinh N = 2.228 Rừng tái sinh N = 2.669 n Tỷ lệ % N Tỷ lệ % 1 Coleoptera 465 20,87 558 20,91 2 Isopoda 309 13,87 275 10,30 3 Insecta 430 19,30 885 33,16 4 Collembola 307 13,78 269 10,08 5 Formicidae 183 8,21 166 6,22 6 Araneae 196 8,80 143 5,36 7 Orthoptera 61 2,74 112 4,20 8 Blaberidae 62 2,78 108 4,05 9 Isoptera 21 0,94 12 0,45 10 Dermaptera 48 2,15 24 0,90 11 Coleoptera L 54 2,42 38 1,42 12 Chilopoda 20 0,90 26 0,97 13 Homoptera 22 0,99 7 0,26 14 Diplopoda 14 0,63 33 1,24 15 Oligochaeta 35 1,57 10 0,37 16 Pseudoscorpionida 1 0,04 3 0,11

Để thấy rõ hơn sự biến động về số lượng của các nhóm mesofauna giữa hai sinh cảnh rừng tự nhiên ta có hình 5.

Qua hình 5 cho thấy, ở cả hai sinh cảnh các nhóm có số lượng chiếm ưu thế là nhóm Coleoptera, nhóm Insecta, Isopoda, Collembola. Sự biến động lớn nhất cũng thể hiện rõ rệt tại các nhóm này. Các nhóm chiếm ưu thế tại rừng nguyên sinh gồm có Coleoptera, Isopoda, Collembola, Formicidae, Araneae, Isoptera,

50

Dermaptera, Coleoptera L, Homoptera, Oligochaeta. Các nhóm còn lại chiếm ưu thế hơn ở rừng tái sinh bao gồm nhóm Insecta, Orthoptera, Blattodae, Chilopoda, Diplopoda và Pseudoscorpionida.

Hình 5. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên Bảng 9 thể hiện kết quả nghiên cứu về mức độ phong phú của các nhóm mesofauna tại hai sinh cảnh rừng trồng, là rừng trồng lâu năm và rừng trồng mới.

Theo kết quả ở bảng 9 cho thấy, số lượng cá thể của các nhóm mesofauna thu được tại rừng trồng lâu năm phong phú hơn so với rừng trồng mới.

Tại rừng trồng lâu năm nhóm có số lượng mẫu chiếm ưu thế nhất là Isopoda với 1.085 cá thể, chiếm 22,91% tổng số lượng cá thể thu được của cả sinh cảnh; tiếp theo là nhóm Coleoptera với 881 cá thể, chiếm 18,60%; nhóm Collebola có 560 cá thể, chiếm 11,82%; nhóm Insecta có 559 cá thể, chiếm 11,80%; nhóm Formicidae có 528 cá thể, chiếm 11,15%. Các nhóm còn lại có số lượng cá thể ghi nhận được khá ít (dưới 10%), trong đó nhóm Pseudoscorpionida có số lượng ít nhất với 2 cá thể thu được trong suốt thời gian tiến hành thu mẫu, chiếm 0,04%.

51

Bảng 9. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng Kiểu rừng Nhóm Rừng trồng lâu năm N = 4.736 Rừng trồng mới N = 3.177 n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Coleoptera 881 18,60 831 26,16 Isopoda 1.085 22,91 447 14,07 Insecta 559 11,80 170 5,35 Collembola 560 11,82 414 13,03 Formicidae 528 11,15 558 17,56 Araneae 312 6,59 183 5,76 Orthoptera 449 9,48 174 5,48 Blaberidae 164 3,46 152 4,78 Isoptera 33 0,70 107 3,37 Dermaptera 49 1,03 34 1,07 Coleoptera L 17 0,36 14 0,44 Chilopoda 27 0,57 32 1,01 Homoptera 39 0,82 26 0,82 Diplopoda 26 0,55 14 0,44 Oligochaeta 5 0,11 21 0,66 Pseudoscorpionida 2 0,04 0 0,00

Tại sinh cảnh rừng trồng mới, với 831 cá thể thu được, chiếm 26,16% tổng số mẫu thu được thì nhóm Coleoptera là nhóm có số lượng phong phú nhất. Tiếp theo là nhóm Formicidae với 558 cá thể, chiếm 17,56%; nhóm Isopoda có 447 cá thể, chiếm 14,07%; nhóm Collembola với 414 cá thể, chiếm 13,03%. Các nhóm còn

52

lại có số lượng mẫu thu được là rất ít (dưới 5%), thậm chí với nhóm Pseudoscorpionida không thu được mẫu nào tại sinh cảnh này.

Sự biến động về số lượng cá thể của các nhóm mesofauna được thể hiện ở hình 6.

Hình 6. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng Qua hình 6 cho thấy, nhìn chung số lượng cá thể thu được tại sinh cảnh rừng trồng lâu năm phong phú hơn rừng trồng mới. Các nhóm chiếm ưu thế trong sinh cảnh rừng trồng lâu năm gồm có nhóm Coleoptera, Isopoda, Insecta, Collembola, Araneae, Orthoptera, Blaberidae, Dermaptera, Homoptera, Diplopoda và Pseudoscorpionida. Các nhóm còn lai chiếm ưu thế trong rừng trồng mới nhứ Formicidae, Isoptera, Chilopod và Oligochaeta, tuy nhiên số lượng cá thể ở các nhóm này không nhiều nên sự biến động của chúng cũng không được thể hiện rõ ràng.

Bảng 10 là kết quả nghiên cứu sự hác nhau về số lượng cá thể của các nhóm mesofauna tại hai kiểu rừng là rừng tự nhiên và rừng trồng tại VQG Cát Bà.

53 Bảng 10. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng Sinh cảnh Nhóm động vật Rừng tự nhiên N = 4.897 Rừng trồng N = 7.913 n Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Coleoptera 1.023 20,89 1.712 21,64 Isopoda 584 11,93 1.532 19,36 Insecta khác 1.315 26,85 729 9,21 Collembola 576 11,76 974 12,31 Formicidae 349 7,13 1.086 13,72 Araneae 339 6,92 495 6,26 Orthoptera 173 3,53 623 7,87 Blaberidae 170 3,47 316 3,99 Isoptera 33 0,67 140 1,77 Dermaptera 72 1,47 83 1,05 Coleoptera L 92 1,88 31 0,39 Chilopoda 46 0,94 59 0,75 Homoptera 29 0,59 65 0,82 Diplopoda 47 0,96 40 0,51 Oligochaeta 45 0,92 26 0,33 Pseudoscorpionida 4 0,08 2 0,03

Kết quả nghiên cứu về số lượng cá thể thu được ở sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng có sự khác nhau khá lớn. Tại rừng tự nhiên tổng số lượng thu được là 4.897 cá thể, trong khi đó ở rừng trồng tổng số lượng thể hiện phong phú hơn rất nhiều với 7.913 cá thể. Sự tăng đột biết về số lượng ở các nhóm loài chiếm ưu thế như nhóm Cánh cứng (Coleoptera), nhóm Mọt ẩm (Isopoda) và nhóm Kiến (Formicidae) ở kiểu rừng trồng..

54

Qua bảng 10 cho thấy, tại rừng tự nhiên Cánh cứng (Coleoptera) là nhóm số lượng cá thể phong phú nhất, với 1.023 cá thể chiếm 20,89% tổng số cá thể thu được ở rừng tự nhiên. Tiếp theo là nhóm Insecta với 1.315 cá thể, chiếm 26,85%. Tiếp sau đó là các nhóm Isopoda (584 cá thể, chiếm 11,93%), nhóm Collembola (576 cá thể, chiếm 11,76%), nhóm Formicidae (349 cá thể, chiếm 7,13%). Các nhóm còn lại có số lượng thấp dưới 7%. Thấp nhất là nhóm Pseudoscorpionida với 4 cá thể thu được, chỉ chiếm 0,1% ở rừng tự nhiên.

Tại kiểu rừng trồng, hai nhóm chiếm ưu thế nhất là nhóm Coleoptera (1,712 cá thể, chiếm 21,64%) và nhóm Isopoda (1.532 cá thể, chiếm 19,36%). Tiếp đến là các nhóm Formicidae (1.086 cá thể, chiếm 13,72%), nhóm Collembola (974 cá thể, chiếm 12,31%), nhóm Insecta (729 cá thể, chiếm 9,2%). Các nhóm còn lại với số lượng thấp, dưới 8%. Và cũng như ở rừng tự nhiên, nhóm giả bọ cạp là nhóm có số lượng cá thể thu được thấp nhất với 2 cá thể thu được, chỉ chiếm 0,03%.

Để thấy được sự biến động về số lượng cá thể bắt gặp tại rừng tự nhiên và rừng trồng, kết quả được trình bày ở hình 7.

Qua hình 7 cho thấy, nhìn chung số lượng cá thể của các nhóm động vật đất mesofauna tại khu vực rừng trồng phong phú hơn khá nhiều so với tại rừng tự nhiến, điều này là do các nhóm chiếm ưu thế về có số lượng lớn như Coleoptera, Formicidae, Isopoda, Collembola và Orthoptera thu được ở rừng trồng cao hơn rừng tự nhiên rất nhiều. Cụ thể như ở nhóm Collembola thu được ở rừng trồng keo cao gấp 2,62 lần so với rừng tự nhiên, nhóm Formicidae ở rừng trồng cao gấp 3,11 lần so với rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, một số nhóm khác cũng cho thấy sự chiếm ưu thế hơn ở rừng trồng như nhóm Araneae, Blaberidae, Isoptera, Dermaptera, Chilopoda và Homoptera. Có thể các sinh cảnh rừng trồng với các điều kiện tự nhiên cũng như chế độ khí hậu thích hợp hơn cho sự phát triển của các nhóm này. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm cho thấy số lượng cá

55

thể thu được tại rừng tự nhiên phong phú hơn rừng trồng như nhóm Insecta, nhóm Coleoptera, nhóm Diplopoda, Oligochaeta và nhóm Pseudoscorpionida.

Hình 7. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong tất cả các nhóm thì nhóm Coleoptera là nhóm chiếm ưu thế về số lượng ở cả hai kiểu rừng. Và nhóm có số lượng loài ít nhất là nhóm Pseudoscorpionida.

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 52)