Biến động thành phần loài

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 60)

Kết quả phân tích về biến động đa dạng thành phần loài của các nhóm ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà được thể hiện ở bảng 11.

Bảng 11. Biến động đa dạng loài theo mùa của các nhóm ĐVĐCTB

TT Nhóm Số loài Mùa mưa N = 39 Tỷ lệ % Mùa khô N = 31 Tỷ lệ % 1 Coleoptera 6 15,38 3 9,68 2 Isopoda 1 2,56 2 6,45 3 Insecta 7 17,95 4 12,90 4 Collembola 1 2,56 1 3,23 5 Formicidae 3 7,69 3 9,68 6 Araneae 5 12,82 4 12,90 7 Orthoptera 3 7,69 3 9,68 8 Blaberidae 2 5,13 2 6,45 9 Isoptera 1 2,56 1 3,23 10 Dermaptera 1 2,56 1 3,23 11 Coleoptera L 2 5,13 2 6,45 12 Chilopoda 2 5,13 1 3,23 13 Homoptera 1 2,56 1 3,23 14 Diplopoda 2 5,13 1 3,23 15 Oligochaeta 1 2,56 1 3,23 16 Pseudoscorpionida 1 2,56 1 3,23

Theo bảng trên cho thấy, vào mùa mưa số loài hình thái ghi nhận được tại VQG Cát Bà là 39 loài, dao động từ 1 đến 7 loài ở các nhóm. Nhóm có thành phần đa dạng nhất là nhóm Côn trùng (Insecta) với 7 loài chiếm 17,95% tổng số loài ghi nhận được vào mùa mưa. Các nhóm ghi nhận được đa dạng loài thấp nhất với chỉ 1 loài chiểm tỷ lệ 2,56% là nhóm Mọt ẩm (Isopoda), Bọ đuôi bật (Collembola), Mối (Isoptera), Cánh da (Dermaptera), Cánh giống (Homoptera), Giun đất (Oligochaeta)

57

và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida). Trong khi đó vào mùa khô sự đa dạng loài ít hơn với 31 loài, các loài dao động từ 1 đến 4 loài. Đa dạng nhất là nhóm các Côn trùng khac (Insecta) và nhóm Nhện (Araenae) với cùng 4 loài ghi nhận được, chiếm 12,90%. Các nhóm có thành phần loài kém đa dạng nhất với chỉ 1 loài (3,23%) là nhóm Bọ đuôi bật (Collembola), Mối (Isoptera), Cánh da (Dermaptera), Cánh giống Homoptera, Cuốn chiếu (Diplopoda), Rết (Chilopoda), Giun đất (Oligochaeta) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida).

Sự khác nhau về thành phần loài của các nhóm mesofauna trong hai mùa (mùa mưa và mùa khô) được trình bày ở hình 8.

Hình 8. Biến động đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa

Qua hình 8 cho thấy, sự chiếm ưu thế về đa dạng loài của các nhóm mesofauna được thể hiện rõ ở các nhóm như nhóm Cánh cứng (Coleoptera), nhóm các Côn trùng khác (Insecta), nhóm Nhện (Araneae), nhóm Rết (Chilopoda) và nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda). Chỉ có duy nhất nhóm Mọt ẩm (Isopoda) cho thấy số loài đa dạng hơn vào mùa khô. Các nhóm còn lại không có sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô.

58

Để thấy rõ hơn về sự biến động về đa dạng loài tại VQG Cát Bà theo mùa, chúng tôi tiến hành phân tích sự biến động đó theo các kiểu rừng khác nhau, kết quả được thể hiện ở hình 9 và hình 10.

Hình 9. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa tại các sinh cảnh rừng tự nhiên

Qua hình 9 cho thấy, tại kiểu rừng tự nhiên vào mùa mưa chiếm ưu thế về đa dạng loài hơn mùa khô. Ngoại trừ một số nhóm không cho thấy sự biến động giữa hai mùa như nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm`` Bọ đuôi bật (Collembola), nhóm Kiến (Formicidae), nhóm Gián đất (Blaberidae), nhóm Mối (Isoptera), nhóm Cánh da (Dermaptera) và nhóm Giun đất (Oligochaeta) thì các nhóm khác có đa dạng loài cao hơn vào mùa mưa như nhóm Cánh cứng (Coleoptera), nhóm các côn trùng khác (Insecta), nhóm Nhện (Araneae), nhóm Ấu trùng của cánh cứng (Coleoptera L), nhóm Rết (Chilopoda) và nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda). Duy nhất chỉ có nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida) cho thể hiện sự đa dạng vào mùa khô, không phát hiện được trong mùa mưa.

59

Kết quả ở hình 10 cho thấy, tại các sinh cảnh rừng trồng sự biến động về đa dạng loài của các nhóm chỉ thể hiện ở một số nhóm như Mọt ẩm (Isopoda), nhóm các côn trùng khác (Insecta), nhóm Nhện (Araneae), nhóm Ấu trùng bọ của cánh cứng (Coleoptera L) và nhóm Rết (Chilopoda). Trong khi các nhóm Insecta, Chilopoda chiếm ưu thế vào mùa mưa thí các nhóm Isopoda, Araneae, Coleoptera L lại chiếm ưu thế vào mùa khô. Các nhóm còn lại không có sự biến động giữa hai mùa.

Hình 10. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa tại các sinh cảnh rừng trồng

Như vậy, có thể thấy trong hai mùa mưa và mùa khô, các nhóm chiếm ưu thế hơn cả là nhóm Coleoptera, Insecta, Aranea, Formicidae và Orthoptera, trong đó các nhóm Coleoptera, Insecta, Aranea và Pseudoscorpionida chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả bởi điều kiện mùa như khí hậu, thời tiết so với các nhóm khác, đặc biệt là nhóm Pseudoscorpionida. Các kết quả này cũng tương tự kết quả của Nguyễn Đức Anh và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ [4].

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 60)