Biến động về đa dạng loài loài

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 45)

Khi tiến hành nghiên cứu về các nhóm động vật đất mesofauna tại 4 sinh cảnh khác nhau ở VQG Cát Bà đã cho thấy sự khác nhau về đa dạng về loài của các nhóm. Trong đó, tại sinh cảnh rừng nguyên sinh đã ghi nhận được 37 loài hình thái, sinh cảnh rừng tái sinh đã ghi nhận được 32 loài hình thái, sinh cảnh rừng trồng lâu năm ghi nhận được 31 loài và sinh cảnh rừng trồng mới đã ghi nhận được 30 loài. Kết quả nghiên cứu sự biến động về thành phần loài của các nhóm động vật đất mesofauna tại các sinh cảnh khác nhau được trình bày ở bảng 5, 6, và 7.

Tại bảng 5, thể hiện đa dạng loài của hai sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nguyên sinh và rừng tái sinh). Tại các sinh cảnh rừng tự nhiên có thảm phủ thực vật khá dày, tạo ra các điều kiện môi trường sống thuận lợi cho nhiều nhóm động vật đất. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu tại hai sinh cảnh khác nhau cho thấy có sự khác nhau nhất định về đa dạng loài cũng như về độ phong phú của các nhóm loài.

Tại sinh cảnh rừng nguyên sinh số loài ghi nhận được của các nhóm động vật đất mesofauna dao động trong khoảng từ 1 đến 7 loài. Trong đó, nhóm có số loài đa dạng nhất là nhóm các côn trùng khác (Insecta) với 7 loài chiếm 18,92% tổng số loài ghi nhận được. Tiếp theo là nhóm Cánh cứng (Coleoptera) ghi nhận được 6 loài chiếm 16,22%; nhóm Araneae ghi nhận có 5 loài chiếm 13,5%; nhóm Formicidae và nhóm Orthoptera cùng có 3 loài chiếm 8,1%, các loài Ấu trùng của bộ cánh cứng Coleoptera L và Blaberidae cùng ghi nhận được 2 loài, chiếm 5,41%. Các nhóm còn lại chỉ ghi nhận được 1 loài hình thái, chiếm 2,70% tổng số loài.

Tại sinh cảnh rừng tái sinh, có số loài hình thái nhiều nhất là nhóm Nhện (Araneae) với 5 loài ghi nhận được, chiếm 15,63% tổng số loài ghi nhận được tại sinh cảnh này. Tiếp theo là các nhóm các Côn trùng khác (Insecta) và nhóm Cánh cứng (Coleoptera) cùng ghi nhận được 4 loài chiếm 12,50%; nhóm Kiến (Formicidae) và nhóm Cánh thẳng (Orthoptera) cùng gặp 3 loài chiếm 9,38%, nhóm Gián đất (Blaberidae) và nhóm Rết (Chilopoda) cùng ghi nhận được 2 loài chiếm 6,25%; các nhóm còn lại bao gồm nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm Bọ đuôi

42

bật (Collembola), nhóm Mối (Isoptera), nhóm Cánh da (Dermaptera), nhóm Cánh giống (Homoptera), nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda), nhóm Giun đất (Oligochaeta) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida) với 1 loài hình thái được ghi nhận, chiếm 2,63%.

Bảng 5. Đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh rừng tự nhiên

STT Sinh cảnh Nhóm động vật Rừng nguyên sinh N = 37 Rừng tái sinh N = 32 Chỉ số SI n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Coleoptera 6 16,22 4 12,50 0,80 2 Isopoda 1 2,70 1 3,13 1,00 3 Insecta 7 18,92 4 12,50 0,73 4 Collembola 1 2,70 1 3,13 1,00 5 Formicidae 3 8,11 3 9,38 1,00 6 Araneae 5 13,51 5 15,63 1,00 7 Orthoptera 3 8,11 3 9,38 1,00 8 Blaberidae 2 5,41 2 6,25 1,00 9 Isoptera 1 2,70 1 3,13 1,00 10 Dermaptera 1 2,70 1 3,13 1,00 11 Coleoptera L 2 5,41 1 3,13 0,67 12 Chilopoda 1 2,70 2 6,25 0,67 13 Homoptera 1 2,70 1 3,13 1,00 14 Diplopoda 1 2,70 1 3,13 0,00 15 Oligochaeta 1 2,70 1 3,13 1,00 16 Pseudoscorpionida 1 2,70 1 3,13 1,00

43

Cũng qua bảng 5 cho thấy, các chỉ số SI để đánh giá mức độ tương đồng của các loài đã ghi nhận được giữa hai sinh cảnh. Hầu hết các nhóm có chỉ số SI = 1 giữa 2 sinh cảnh, như vậy phần lớn các nhóm này được không có sự khác nhau về thành phần loài, đó là nhóm Mọt ẩm (Isopoda), Bọ đuôi bật (Collembola), Kiến (Formicidae), Nhện (Araneae), Cánh thẳng (Orthoptera), Gián đất (Blaberidae), Mối (Isoptera), Cánh da (Dermaptera), Cánh giồng (Homoptera), Giun đất (Oligochaeta) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida). Tuy nhiên, đối với nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda), chỉ số SI = 0, cho thấy sự khác biệt hoàn toàn về thành phần loài tại 2 sinh cảnh rừng tự nhiên đã tiến hành nghiên cứu. Mặc dù qua bảng, ta thấy mỗi sinh cảnh cùng có số lượng loài là 1 loài, nhưng loài ghi nhận được ở hai sinh cảnh này là 2 loài hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, có một số nhóm như Cánh cứng (Coleoptera), các Côn trùng khác (Insecta), Ấu trùng của bộ cánh cứng (Coleoptera L) và nhóm Rết (Chilopoda) có SI dao động trong khoảng từ 0,67 đến 0,90, điều này cho thấy các loài thuộc các nhóm này có sự khác nhau về đa dạng các loài giữa hai sinh cảnh của rừng tự nhiên. Tuy nhiên, các chỉ số SI của các nhóm này đều lớn hơn 0,5 nên sự khác biệt này không rõ ràng.

Bảng 6 thể hiện sự khác nhau về đa dạng loài của các nhóm động vật đất mesofauna tại hai sinh cảnh rừng trồng. Sinh cảnh rừng trồng là các sinh cảnh chịu nhiều tác động từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên sự tác động là khác nhau ở hai sinh cảnh rừng trồng khác nhau. Điều đó dẫn đến điều kiện sống của các nhóm động vật đất ít nhiều bị thay đổi và có thể kéo theo sự thay đổi về cấu trúc các loài ghi nhận được.

Qua bảng 6 cho thấy, tại các sinh cảnh rừng trồng số loài của các nhóm động vật đất mesofauna biến động trong khoảng từ 1 đến 5 nhóm loài. Và sự đa dạng về loài của một số nhóm có sự khác nhau giữa hai sinh cảnh rừng trồng. Cụ thể:

Tại sinh cảnh rừng trồng lâu năm, nhóm Côn trùng (Insecta) là nhóm ghi nhận được sự đa dạng về loài nhất với 5 loài hình thái chiếm 16,13% tổng số loài ghi nhận ở sinh cảnh này; tiếp theo là nhóm Nhện (Araneae) ghi nhận được 4 loài chiếm 12,9%; các nhóm Cánh cứng (Coleoptera), Kiến (Formicidae), Cánh thẳng (Orthoptera) cùng

44

ghi nhận được 3 loài, chiếm 9,68%; nhóm Gián đất (Blaberidae), nhóm Rết (Chilopoda) có 2 loài ghi nhận được , chiếm 6,45%; các nhóm còn lại là nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm Bọ đuôi bật (Collembola), nhóm Mối (Isoptera), nhóm Cánh da (Dermaptera), nhóm Ấu trùng của bộ cánh cứng (Coleoptera L), nhóm Cánh giống (Homoptera), nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda), nhóm Giun đất (Oligochaeta) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida) chỉ ghi nhận được 1 loài, chiếm 3,23%.

Bảng 6. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh rừng trồng

TT Sinh cảnh Nhóm động vật Rừng trồng lâu năm N = 31 Rừng trồng mới N = 30 Chỉ số SI n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Coleoptera 3 9,68 3 10,00 1,00 2 Isopoda 1 3,23 2 6,67 0,67 3 Insecta 5 16,13 4 13,33 0,89 4 Collembola 1 3,23 1 3,33 1,00 5 Formicidae 3 9,68 4 13,33 0,86 6 Araneae 4 12,9 3 10,00 0,86 7 Orthoptera 3 9,68 3 10,00 1,00 8 Blaberidae 2 6,45 2 6,67 1,00 9 Isoptera 1 3,23 1 3,33 1,00 10 Dermaptera 1 3,23 1 3,33 1,00 11 Coleoptera L 1 3,23 2 6,67 0,67 12 Chilopoda 2 6,45 1 3,33 0,67 13 Homoptera 1 3,23 1 3,33 1,00 14 Diplopoda 1 3,23 1 3,33 1,00 15 Oligochaeta 1 3,23 1 3,33 1,00 16 Pseudoscorpionida 1 3,23 0,00 0,00

45

Tại sinh cảnh rừng trồng mới, tuy số loài ít hơn nhưng cũng tương tự như ở rừng trồng lâu năm, nhóm ghi nhận được có sự đa dạng về loài nhất là nhóm các Côn trùng khác (Insecta) với 4 loài hình thái đã ghi nhận được, chiếm 13,79% tổng số loài ghi nhận được tại sinh cảnh này; tiếp theo là các nhóm Cánh cứng (Coleoptera), nhóm Nhện (Araneae), nhóm Kiến (Formicidae), nhóm Cánh thẳng (Orthoptera) cùng ghi nhận được 3 loài, chiếm 12,9%; các nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm Gián đất (Blaberidae), nhóm Ấu trùng của bộ cánh cứng (Coleoptera L) có 2 loài ghi nhận được, chiếm 6,90%; đặc biệt đối với nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpionida) đã không ghi nhận được loài nào tại sinh cảnh này; các nhóm còn lại gồm Collembola, Isoptera, Dermaptera, Chilopoda, Homoptera, Diplopoda, Oligochaeta cùng chỉ ghi nhận được 1 loài, chiếm 3,45%.

Khi quan theo dõi các chỉ số tương đồng SI ta thấy, các nhóm Coleoptera, Collembola, Orthoptera, Blaberidae, Isoptera, Dermaptera, Homoptera, Diplopoda, Oligochaeta đều cho SI = 1, điều đó có nghĩa là giữa hai sinh cảnh rừng trồng không có sự khác biệt về thành phần loài của các nhóm này. Bên cạnh đó, các nhóm Isopoda, Insecta, Formicidae, Araneae, Coleoptera L, Chilopoda có SI dao động trong khoảng từ 0,67 – 0,86, cho thấy sự đa dạng về thành phần loài của các nhóm có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không lớn. Với SI = 0 duy nhất ở nhóm Pseudoscorpionida bằng 0, điều này được thể hiện qua số loài ghi nhận được ở hai sinh cảnh khác nhau, ở rừng trồng lâu năm có ghi nhận được 1 loài, trong khi đó ở rừng trồng mới không có loài nào được ghi nhận. Nhóm Pseudoscorpionida có kích thước quần thể nhỏ và bị chi phối nhiều bởi các yếu tố khách quan, trong khi đó ở rừng trồng mới các hoạt động của con người diễn ra thường xuyên nên đã ảnh hưởng đến sự phân bố của nhóm này.

Bảng 7, thể hiện kết quả nghiên cứu sự khác nhau về đa dạng thành phần loài của các nhóm mesofauna tại kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy về đa dạng thành phần nhóm loài hình thái giữa hai kiểu rừng, tại rừng tự nhiên gặp 38 loài, đa dạng hơn ở rừng trồng gặp 33 loài.

46

Bảng 7. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng Số TT Sinh cảnh Nhóm động vật Rừng tự nhiên N = 38 Rừng trồng N = 33 n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Coleoptera 6 15,79 3 9,09 2 Isopoda 1 2,63 2 6,06 3 Insecta khác 7 18,42 5 15,15 4 Collembola 1 2,63 1 3,03 5 Formicidae 3 7,89 3 9,09 6 Araneae 5 13,16 4 12,12 7 Orthoptera 3 7,89 3 9,09 8 Blaberidae 2 5,26 2 6,06 9 Isoptera 1 2,63 1 3,03 10 Dermaptera 1 2,63 1 3,03 11 Coleoptera L 2 5,26 2 6,06 12 Chilopoda 2 5,26 2 6,06 13 Homoptera 1 2,63 1 3,03 14 Diplopoda 1 2,63 1 3,03 15 Oligochaeta 1 2,63 1 3,03 16 Pseudoscorpionida 1 2,63 1 3,03

Tại kiểu rừng tự nhiên chiếm ưu thế về đa dạng loài thuộc về các nhóm như nhóm các công trùng khác (Insecta) với 7 loài, chiếm 18,42% tổng số loài tại rừng tự nhiên; nhóm Cánh cứng (Coleoptera) với 6 loài, chiếm 15,79%; nhóm Nhện (Araneae) với 5 loài, chiếm 13,16%. Các nhóm chỉ ghi nhận được 1 loài (2,63%)

47

bao gồm nhóm Mọt ẩm (Isopoda), nhóm Bọ đuôi bật (Collembola), nhóm Mối (Isoptera), nhóm Cánh da (Dermaptera), nhóm Cánh giống (Homoptera), nhóm Cuốn chiếu (Diplopoda), nhóm Giun đất (Oligochaeta) và nhóm Giả bọ cạp (Pseudoscorpioda). Các nhóm còn lại ở mức trung bình dao động 2 – 3 loài hình thái.

Tại kiểu rừng trồng, đa dạng nhất cũng là nhóm các côn trùng khác (Insecta) với 5 loài, chiếm 15,15% tổng số loài tại rừng trồng; tiếp theo là nhóm Nhện (Araneae) với 4 loài, chiếm 12,12%. Các nhóm còn lại biến động trong khoảng từ 1 đến 3 loài, tương ứng chiếm 3,03 – 9,09% tổng số loài.

Sự khác nhau về thành phần loài thể hiện ở các nhóm như Coleoptera, Isopoda, Insecta, Araneae. Cụ thể, ở rừng tự nhiên nhóm Coleoptera có 6 loài chiếm 15,79% tổng số loài ở rừng tự nhiên, trong khi tại rừng trồng số nhóm loài này chỉ có 3 loài chiếm 9,09% tổng số loài ở rừng trồng; nhóm Isopoda ở rừng tự nhiên có 1 loài (2,63%) còn rừng trồng có 2 loài (6,06%); nhóm Insecta ở rừng tự nhiên có 7 loài (18,42%), rừng trồng có 5 loài (15,15%); nhóm Araneae ở rừng tự nhiên có 5 loài (15,78%), ở rừng trồng có 4 loài chiếm 12,12%; các nhóm còn lại nhìn chung không có sự biến động về đa dạng loài giữa rừng tự nhiên và rừng trồng.

Tổng hợp tính đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo 4 sinh cảnh nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.

48

Một phần của tài liệu Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)