Chấn thương thận:

Một phần của tài liệu XQ gan mật, cấp cứu bụng (Trang 36 - 38)

II. MỘT SỐ BỆNH LÝ CẤP CỨU BỤNG HAY GẶP 2.1 Tắc ruột

Hình 2.2 Tắc ruột non, khí và dịch trung bình: 1 Đứng (mức nước hơi rộng hơn cao); 2 Nằm ngửa (nếp niêm mạc

2.4.3. Chấn thương thận:

-Chụp bụng không chuẩn bị: Có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp

+ Gãy các xương sườn cuối, các mỏm ngang hoặc vỡ thân đốt sống thắt lưng + Cột sống cong lõm về phía bên tổn thương.

+ Bờ thận không sắc nét, bóng thận to.

+ Bờ ngoài cơ đái chậu không sắc nét hoặc bị xoá. + Các quai ruột giãn,đầy hơi do liệt ruột.

Ngoài ra, chụp bụng không chuẩn bị có thể thấy một số bệnh lý có từ trước như sỏi...

Siêu âm: Là phương pháp thăm khám đơn giản cho phép chẩn đoán các tổn thương hình thái của thận như: Đụng dập-tụ máu trong nhu mô; vỡ thận với hình ảnh mất liên tục nhu mô kèm theo mất liên tục đường viền bao thận và tụ máu các khoang sau phúc mạc. Máu trong đường bài xuất trên siêu âm là dấu hiệu gián tiếp nói lên có tổn thương các đài, bể thận.

Chụp niệu đồ tĩnh mạch: Là phương pháp tốt để đánh giá chức năng thận chấn thương và thận đối diện. Sự cắt cụt các đài thận, sự thoát thuốc ra nhu mô, ra quanh thận là các dấu hiệu gián tiếp của đụng dập-tụ máu trong nhu mô, tổn thương đường bài xuất và vỡ thận.

Sự kết hợp giữa siêu âm và chụp niệu đồ tĩnh mạch cho phép đánh giá một cách toàn diện thận bị chấn thương và thận đối diện cũng như toàn bộ ổ bụng.

Chụp cắt lớp vi tính: Có thể làm một bản đánh giá toàn diện các tổn thương, cũng như đánh giá chức năng thận, góp phần quan trọng trong phân loại tổn thương thận để xác định chiến lược điều trị.

2.5.Các nguyên nhân cấp cứu bụng khác

Tuỳ theo vị trí khởi đầu của cơn đau bụng, có kèm theo sốt hay không, tuỳ theo tuổi, giới và tiền sử bệnh nhân có thể hướng tới những nguyên nhân sau:

- Đau hạ sườn phải: Viêm túi mật, viêm đường mật, áp xe gan, u gan vỡ, huyết khối tĩnh mạch cửa...

- Đau hố chậu phải: Viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo, viêm manh tràng.. - Đau hạ sườn trái: Viêm dạ dày; nhồi máu, áp xe, vỡ lách tự phát...

- Đau hố chậu trái: Viêm túi thừa, viêm đại tràng sigma, vỡ hoặc xoắn nang buồng trứng, chửa ngoài dạ con....

- Đau trên rốn: Loét dạ dày hành tá tràng, viêm tụy - Đau hố thắt lưng: Viêm thận bể thận, áp xe thận, cơn đau quặn thận...

Sự lựa chọn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tuỳ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, vị trí đau của bệnh nhân.

CÂU HỎI

1.Hãy trình bày hình ảnh bình thường và các dấu hiệu bất thường của thực quản trên phim chụp x quang có uống baryte ?

2.Trình bày các dấu hiệu X quang của một só bệnh lý thực quản hay gặp?

3.Hãy nêu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể áp dụng để thăm khám dạ dày-tá tràng ?

3.Hãy trình bày những thay đổi hình thái giải phẫu của dạ dày và tá tràng do bị đề ép từ ngoài vào và giải thích nguyên nhân ?

4.Hãy nêu các triệu chứng X quang của các tổn thương dạ dày và ý nghĩa của các triệu chứng này ?

5.Hãy nêu các dấu hiệu X quang của loét dạ dày ? 6. Hãy nêu các dấu hiệu X quang của ung thư dạ dày ?

7.Hãy nêu các dấu hiệu X quang của loét hành tá và loét tá tràng ?

8. Hãy nêu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý gan và đường mật ?

9. Hãy trình bày các dấu hiệu siêu âm của các bệnh lý gan mật hay gặp và vai trò của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác đối với từng bệnh lý này ?

10. Hãy nêu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể áp dụng và vị trí của nó trong chẩn đoán cấp cứu bụng ?

Một phần của tài liệu XQ gan mật, cấp cứu bụng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)